23 điều chúng tôi nghĩ sẽ xảy ra vào năm 2023 (Phần 1)
- Transderledge
- 5 thg 3, 2023
- 17 phút đọc
23 things we think will happen in 2023
Vox - By Dylan Matthews, Sigal Samuel, Kenny Torrella, and Bryan Walsh
Link bài gốc: https://www.vox.com/future-perfect/2023/1/2/23494204/biden-trump-putin-supreme-court-2023-predictions
Mức độ: C- Khó
CEFR level | Số từ | Tỉ lệ |
Tổng | 2664 | 100% |
A1 | 1626 | 61% |
A2 | 285 | 11% |
B1 | 150 | 6% |
B2 | 197 | 7% |
C1 | 76 | 3% |
Không phân loại | 330 | 12% |
Liệu Biden và Trump có còn là những người dẫn đầu <frontrunner>? Putin sẽ tiếp tục lãnh đạo nước Nga? Trung Quốc có khơi mào chiến tranh hay không? Đó là một số trong những dự báo <forecast> cho năm tới.

Nguồn: Getty Images
Đây sẽ là năm thứ tư liên tiếp <in a row> đội ngũ Future Perfect tự giao cho mình nhiệm vụ cố gắng dự đoán tương lai. Nó nằm trong tên của chuyên mục này, nhưng dự báo là thứ có thể mang lại lợi ích cho bạn với tư cách là một nhà tư tưởng <thinker> cho dù bạn có thể nhìn thấy chính xác <accurately> những gì sắp xảy ra hay không. Như đồng nghiệp của tôi, Dylan Matthews, đã viết vào năm ngoái, “kỹ năng quan trọng <critical> nhất để dự báo là tư duy bằng số <numerically>, cởi mở với việc thay đổi suy nghĩ của mình, cập nhật niềm tin dần dần <incrementally> và thường xuyên thay vì chỉ trong những thời điểm trọng đại hiếm hoi, và - điều đáng khích lệ nhất là - luyện tập.” Nói cách khác, luyện tập tạo nên Future Perfect.
Dưới đây là những dự đoán tốt nhất của chúng tôi — có kèm theo xác suất <probability> — về những gì chúng tôi nghĩ sẽ xảy ra khi một số câu chuyện quan trọng nhất của năm 2023 diễn ra/sáng tỏ <unfold>. Liệu chúng ta có chìm <dip> vào suy thoái <recession>? Lạm phát <inflation> sẽ tiếp tục không được kiểm soát <unchecked>? Trung Quốc có tiến hành <launch> xâm lược <invasion> Đài Loan hay không, và liệu Vladimir Putin có còn là tổng thống Nga vào cuối năm nay? Philadelphia Eagles sẽ giành được Super Bowl chứ? (Có lẽ chỉ mình tôi quan tâm tới điều này.)
Điều quan trọng cần nhớ là mỗi dự đoán được đưa ra theo xác suất, nghĩa là chúng tôi gán <assign> cho mỗi sự kiện một xác suất từ 10% đến 95%. Tỷ lệ cao - ví dụ như 80% - không có nghĩa là sự kiện đó chắc chắn sẽ xảy ra (điều mà tất cả chúng ta rút ra được sau cuộc bầu cử năm 2016). Nó chỉ đơn giản có nghĩa là nếu đưa ra 5 dự đoán với xác suất 80%, chúng tôi kỳ vọng 4 trong số đó sẽ thành hiện thực. Và chúng tôi sẽ theo dõi <keep track>, báo cáo lại kết quả vào năm tới. (Bạn có thể đọc bài đánh giá của chúng tôi về dự đoán năm 2022 tại đây.) —Bryan Walsh
Hoa Kỳ
1. Joe Biden sẽ là ứng cử viên hàng đầu đại diện cho đảng Dân chủ <Democratic> tranh cử tổng thống vào năm 2024 (70%)
Đối với các phóng viên chính trị, những năm tái tranh cử <reelection> tổng thống <presidential> chỉ thú vị bằng khoảng một nửa so với các cuộc chạy đua “ghế trống” (open seat: tổng thống đương nhiệm không muốn tái tranh cử) bởi vì chỉ một đảng có lợi thế cạnh tranh tại các cuộc bầu cử sơ bộ <primary>. Đương nhiên, điều này có nghĩa là mỗi năm như vậy đều có những suy đoán <speculation> tràn lan <rampant> về những ‘primary challenge’ (tổng thống đương nhiệm bị thành viên thuộc đảng của mình phản đối trong một cuộc bầu cử sơ bộ) khó có thể xảy ra <improbable> hoặc sự hoán đổi đối tác <mate> của người đương nhiệm <incumbent>: Thống đốc bang Maryland, Larry Hogan có thể phản đối Trump vào năm 2020! Hoặc George W. Bush có thể thay thế phó Tổng thống Dick Cheney bằng Rudy Giuliani để tái tranh cử vào năm 2004! (Cả hai điều này đều không xảy ra.)
“Liệu Biden có tái tranh cử không?” có lẽ là câu hỏi dễ hiểu nhất trong các vòng lặp suy đoán này, vì độ tuổi của ông - Tổng thống đương nhiệm Biden sẽ 82 tuổi vào Ngày Bầu cử năm 2025 - nhưng tôi nghĩ rất ít khả năng ông ấy từ chối <decline> tranh cử. Hai người đương nhiệm gần đây nhất từ chối tái tranh cử (Lyndon Johnson và Harry Truman) đều là các cựu <former> phó <vice> tổng thống lên chức <ascend> sau cái chết của người tiền nhiệm <predecessor>, đã nắm quyền hơn một nhiệm kỳ, tiếp tục tham gia <prosecute> các cuộc chiến tranh ngày càng <increasingly> không được ủng hộ <unpopular>, và quan trọng nhất là, phải đối mặt với những ‘primary challenge’ khó khăn <tough>.
Ngược lại, Biden không phải đối mặt với bất kỳ phản ứng tiêu cực dữ dội <backlash>tương tự nào trong Đảng Dân chủ. Hơn nữa <Moreover>, dường như có một lợi thế đương nhiệm đáng kể <substantial> đối với nhiệm kỳ tổng thống <presidency>, khiến Biden cho đến nay là người dễ đắc cử nhất của Đảng Dân chủ. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ là ứng cử viên hàng đầu trong năm bầu cử, như đánh giá của Polymarket (hoặc nếu Polymarket sập, một nền tảng dự đoán thị trường có khối lượng lớn <high-volume> khác). —Dylan Matthews
2. Donald Trump sẽ là ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa <Republican> trong cuộc tranh cử năm 2024 (60%)
Chúng ta cũng có thể bắt đầu với các cuộc thăm dò <poll>: Mặc dù có một ngoại lệ <outlier> kịch tính <dramatic> gần đây, nhưng những cuộc thăm dò gần đây nhất do FiveThirtyEight đưa ra có khuynh hướng <tend to> cho thấy Trump đang dẫn trước Thống đốc bang Florida Ron DeSantis, người nổi lên <emerge> là đối thủ nặng ký nhất của ông.
Nhưng tất nhiên, các cuộc thăm dò chỉ có thể cho chúng ta biết nhiều đến thế thôi, đặc biệt là trong các cuộc bầu cử sơ bộ, vốn có xu hướng thay đổi nhanh chóng <rapid> và đột ngột <dramatical> hơn so với các cuộc tổng tuyển cử. Có thể Trump bị truy tố <indict> bởi một vài công tố viên <prosecutor>, điều này gây hại - hoặc có thể giúp ích! - cho vị thế của ông ấy đối với các cử tri của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử sơ bộ. Dù Trump chiếm ưu thế <dominate> tại vòng bầu cử sơ bộ năm 2016, đã có một khoảnh khắc ngắn ngủi <brief> Ben Carson vượt lên. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra.
Niềm tin của tôi rằng Trump là người dẫn đầu (và sẽ vẫn như vậy đến tháng 12 năm 2023 theo Polymarket) xuất phát từ việc đã từng chứng kiến Trump thể hiện trong một cuộc bầu cử sơ bộ cấp quốc gia đầy tính cạnh tranh trước đó, và từ việc biết rằng DeSantis không tiến hành <wage> một chiến dịch cùng quy mô <scale> và không chống lại Trump.
Những ai đã xem tất cả các cuộc tranh luận <debate> năm 2015 sẽ nhớ lại <recall> rằng Trump đã dễ dàng đánh bại <wipe the floor> vô số <myriad> đối thủ <opponent> của mình. Nhìn lại <in restrospect>, điều này hoàn toàn có lý: Ông ấy là một ngôi sao truyền hình đã dành hàng thập kỷ để luyện tập kiểu biểu diễn này. Vào thời điểm đó, theo lẽ thường <conventional wisdom> thì màn thể hiện của Trump trong các cuộc tranh luận và khả năng kiểm soát chu kỳ tin tức sẽ không đủ để khắc phục <overcome> sự thiếu kinh nghiệm và hình ảnh xa cách của ông. Nhưng ông đã thành công. Tôi nghi ngờ <suspect> rằng điều đó sẽ lặp lại, mặc dù sự lộn xộn <messiness> của các cuộc bầu cử sơ bộ khiến sự tự tin <confidence> của tôi tương đối <relatively> thấp. —DM
3. Tòa án Tối cao <Supreme> sẽ phán quyết <rule> rằng quy định chống phân biệt đối xử <affirmative action> là vi hiến <unconstitutional> (70%)
Đồng nghiệp của tôi, Ian Millhiser, đã lắng nghe phần tranh luận miệng <oral> trong các vụ ‘Sinh viên đấu tranh cho Tuyển sinh <Admission> Công bằng’ phản đối quy định chống phân biệt đối xử ở Đại học Bắc Carolina và Harvard, và thuyết phục rằng các ưu tiên <preference> rõ ràng <explicit> về chủng tộc <racial> đối với việc nhập học không thể tiếp tục tồn tại <goner>: “Ngay cả khi việc một trong những thẩm phán bảo thủ <conservative> đã biểu lộ sự e dè <reservation> trong ngày hôm nay khiến chúng tôi ngạc nhiên,” anh ấy viết, “vẫn có khả năng có năm phiếu chống lại quy định chống phân biệt đối xử.”
Điều đó là dễ hiểu. Theo Millhiser, có sáu người được bổ nhiệm <appointee> của đảng Cộng hoà tại Tòa án hôm nay, họ đều được bổ nhiệm bởi các tổng thống phản đối <oppose> quy định chống phân biệt đối xử và đều được nuôi dạy <rear> trong phong trào pháp lý bảo thủ, nơi mà việc phản đối <opposition> chính sách này được coi là điều hiển nhiên <take for granted>. Ngay cả người tương đối ôn hòa <moderate> nhất trong số họ, Chánh án <Chief Justice> John Roberts, cũng nổi tiếng là chống đối <hostile> việc cân nhắc yếu tố chủng tộc nhằm giải quyết sự phân biệt đối xử <discrimination> trong quá khứ.
Lý do tôi không tự tin hơn vào dự đoán này là do một sắc thái <nuance> mà Millhiser đã nhận thấy, đó là Roberts tỏ ra cởi mở với những ưu tiên về chủng tộc tại các học viện <academy> quân sự <military>, lưu ý đến lập luận của chính phủ liên bang <federal>rằng quân đội cần một quân đoàn sĩ quan đa dạng <diverse>để thành công. Nếu điều ngoại lệ <carve-out> như vậy được đưa vào phán quyết cuối cùng <ultimate>, dự đoán sau đây của tôi sẽ sai: Tôi dự đoán họ sẽ hủy bỏ <strike down> toàn diện <across the board> quy định chống phân biệt đối xử tại các tổ chức <institution> công hoặc được tài trợ <fund> công. —DM
4. Hoa Kỳ sẽ không đạt được mục tiêu tiếp nhận <admission> người tị nạn <refugee> trong năm tài chính <fiscal year> này (80%)
Tổng thống Biden đã đặt mục tiêu tiếp nhận người tị nạn là 125.000 người cho năm tài chính 2023 - bằng với năm 2022. Tôi nghĩ Hoa Kỳ sẽ không đạt được mục tiêu đó vì những lý do tương tự đã khiến quốc gia này thất bại vào năm ngoái (Mỹ đã tiếp nhận ít hơn 20.000 người tị nạn). Lý do chính trong số đó là: Chính quyền <administration> Trump đã phá huỷ bên trong <gut> cơ sở hạ tầng <infrastructure> tái định cư <resettlement> của Mỹ và nó vẫn chưa phục hồi <recover> hoàn toàn <fully>. Dưới thời Biden, đã có những nỗ lực để thay máu nhân sự <restaff> cho các cơ quan <agency> chính phủ thực hiện tái định cư và mở lại các văn phòng đã bị đóng cửa, nhưng những người ủng hộ <advocate> nói rằng việc xây dựng lại <rebuild> diễn ra quá chậm. Dường như chính phủ không đủ sự cam kết để ưu tiên <make sth a priority> vấn đề này.
Bạn có thể tự hỏi: Thế còn tất cả những người Afghanistan, Ukraine và Venezuela mà Hoa Kỳ đã chào đón thì sao? Chà, vấn đề là, những người đến Hoa Kỳ thông qua <via> quy trình pháp lý được gọi là chiếu khán nhân đạo <humanitarian> chỉ được ở lại hai năm. Họ không được tính vào số người tị nạn được tái định cư vì những người tị nạn được tạo cơ hội trở thành thường trú nhân. Tôi hy vọng Mỹ sẽ cấp <grant> tình trạng <status> tị nạn đầy đủ cho toàn bộ 125.000 người theo như mục tiêu năm 2023 mà họ đã đặt ra, nhưng thật đáng buồn, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy ra. —Sigal Samuel
5. Mỹ sẽ trượt <slip> vào suy thoái trong năm 2023 (70%)
“Tình trạng của nền kinh tế Mỹ thật kỳ lạ <weird>,” như Eric Levitz tại New York đã viết trong một bài báo gần đây. Hoa Kỳ tiếp tục tăng số lượng việc làm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở gần mức thấp <low> lịch sử. Lạm phát cũng như giá xăng dầu đang giảm <decline>. Tuy nhiên, có một sự đồng nhất <uniformity> đáng kinh ngạc <striking> giữa các nhà kinh tế học <economist> và lãnh đạo <executive> doanh nghiệp rằng một cuộc suy thoái đang đến.
Tại sao <What gives>? Không phải do Cục Dự trữ Liên bang <Federal Reserve>, vốn không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng giảm bớt đáng kể <significantly> số lần tăng lãi suất, vì họ tìm cách <seek> kiềm chế chi tiêu và đầu tư <investment> cũng như kiểm soát <tame> lạm phát. Thực hiện thành công <pull off> điều đó mà không đẩy Hoa Kỳ vào suy thoái sẽ đòi hỏi phải lên kế hoạch <orchestrate> để nền kinh tế ‘hạ cánh mềm’ (tăng trưởng kinh tế chậm nhưng không rơi vào suy thoái), việc mà Fed đã không thực hiện được kể từ năm 1994, như đồng nghiệp Madeleine Ngo của tôi tại Vox đã viết gần đây. Mọi bộ phận của nền kinh tế mà dễ bị ảnh hưởng <vulnerable> bởi lãi suất cao - mua <purchase> nhà, sản lượng <output> sản xuất <manufacturing>, doanh số bán lẻ <retail> - đều đang sụt giảm <slump>.
Kết hợp cả dữ liệu hiện tại và các phép loại suy <analogy> với nhau, thật khó để tin rằng Hoa Kỳ sẽ không tránh được ít nhất một cuộc suy thoái nhẹ vào năm tới, đặc biệt là khi những người ra quyết định kinh tế về cơ bản <basically>đều hành động như thể một cuộc suy thoái đang gần kề <imminent>. Theo John Maynard Keynes, nhiều quyết định kinh tế của chúng ta — từ việc có nên mua một ngôi nhà cho đến việc có nên đóng cửa một nhà máy hay không — phụ thuộc nhiều vào “tinh thần động vật” (cho rằng không thể sử dụng mô hình toán để xác định đầu tư, mà phải phân tích trên cơ sở nhận biết bản năng của nhà đầu tư) hơn là dữ liệu cứng. Và tinh thần này đang suy yếu <flagging>. —BW
6. Lạm phát ở Mỹ sẽ vượt quá <exceed> 3% (60%)
Năm ngoái, tôi đã dự đoán rằng lạm phát sẽ ở mức dưới 3% vì đó là điều mà Cục Dự trữ Liên bang và các nhà dự báo tư nhân đã dự đoán. Điều đó cực kỳ sai lầm: Sự gia tăng <surge> nguồn tiền mặt của hộ gia đình <household> từ nhiều biện pháp kích thích <stimulus> kinh tế khác nhau, kết hợp với những cú sốc <shock> như tình trạng thiếu hụt <shortage> chất bán dẫn <semiconductor> và sự gián đoạn <disruption> của cuộc chiến Ukraine-Nga, có nghĩa là giá cả trong quý 3 của năm 2022 tính theo thước đo của Fed cao hơn 4,9% so với quý 3 năm 2021.
Vì vậy, làm sao một người dám cố gắng dự đoán lạm phát năm 2023 khi các nhà dự báo có tiếng đều nhận định sai về năm 2022? Có điều, tôi không còn tự tin như trước. Năm ngoái tôi đã chắc chắn 80%; Xác suất của năm nay thấp hơn nhiều.
Kể từ ngày 14 tháng 12, Fed dự kiến <project> rằng lạm phát sẽ rơi vào khoảng 3% đến 3,8% vào năm 2023 và Khảo sát của các nhà dự báo chuyên nghiệp cho thấy lạm phát sẽ bắt đầu ở mức 3,8% trong quý 1 và giảm xuống 2,7% vào cuối năm nay. Vì vậy, việc không đạt mục tiêu <undershoot> dưới 3% hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt nếu Fed tiếp tục chính sách thắt chặt <tighten> và nếu nền kinh tế chìm vào suy thoái (xem ở trên).
Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương <wage> vẫn khá mạnh vào thời điểm tôi viết bài này, tới nỗi mà ngay cả ‘doves’ (những người tin rằng chính phủ không nên kiểm soát lạm phát) tại Employ America cũng nghĩ rằng cần phải thắt chặt. Đó là lý do tại sao tôi nghĩ có nhiều khả năng tỷ lệ lạm phát sẽ trên 3%. —DM
7. Tòa án Tối cao sẽ không có vị trí trống <vacancy> trong năm 2023 (90%)
Năm ngoái, Dylan Matthews của Vox đã dự đoán chính xác rằng Stephen Breyer sẽ nghỉ hưu tại Tòa án Tối cao. Giờ đây, toàn bộ tòa án đều tương đối trẻ, với bốn thẩm phán ở độ tuổi 50 và không có ai hơn 80 tuổi (thẩm phán <justice> cao tuổi nhất, Clarence Thomas, 74 tuổi nhưng vẫn còn rất hoạt bát <spry>).

Thẩm phán Clarence Thomas - Nguồn: Alex Wong/Getty Images
Liệu Thẩm phán Sonia Sotomayor có nghĩ đến việc nghỉ hưu <retirement> hay không khi khả năng <likelihood> cao đảng Cộng hòa sẽ giành <gain> quyền kiểm soát Thượng viện vào năm 2024? Khó có thể biết chắc, nhưng nghỉ hưu vào năm 2023 chắc chắn là quá sớm - nếu muốn nghỉ hưu, bà có thể đợi đến mùa hè năm 2024. Ngoài <Aside from> việc nghỉ hưu, còn phải xét đến khả năng các thẩm phán qua đời. Theo bảng tính toán của Sở An sinh Xã hội <Social Security>, tỷ lệ <odd> tích lũy <cumulative> của việc bất kỳ thẩm phán nào qua đời vào năm 2023 (chỉ dựa trên tuổi tác) là hơn 11% một chút, trong đó tỉ lệ của Thomas là cao nhất (3,1%) và thấp nhất là Barrett (0,3%). Nhưng các thẩm phán không phải là những người Mỹ bình thường — trình độ học vấn cao và sự giàu có <wealth> làm giảm khả năng mất sớm và tăng khả năng sống sót <survival> của họ, vì vậy tôi dự đoán chỉ có 10% khả năng có một vị trí trống tại Toà án Tối cao. —Kenny Torrella
Thế giới
8. Vladimir Putin sẽ vẫn là Tổng thống Nga (80%)
Năm vừa qua có lẽ là năm tồi tệ nhất đối với cơ hội giữ ghế của Putin kể từ khi ông lần đầu tiên lên làm tổng thống vào cuối năm 1999. Ông đã phát động một cuộc chiến tranh tàn bạo <brutal> và bất hợp pháp khiến Nga trở thành một đất nước bị chối bỏ <pariah>; hậu quả là các lệnh trừng phạt <sanction> và sự huy động <mobilization> đông đảo <mass> thanh niên từ cuộc chiến đó đang tàn phá <wreaking havoc> nền kinh tế vốn cũng chịu tác động của giá dầu mỏ sụt giảm hiện nay. Trên hết, ông đang thua trước một quốc gia có số dân còn ít hơn một phần ba của Nga. Tất cả những điều này là điều kiện khiến ta có thể tượng tượng ra các cuộc đảo chính <coup>.
Dù vậy, quan trọng là phải lưu ý đến “tỷ lệ cơ bản”: Các cuộc đảo chính trong chế độ độc tài <dictatorship> nói chung có phổ biến không? Một nghiên cứu năm 2021 của John Chin, David Carter và Joseph Wright đã phân tích cơ sở dữ liệu <database> về các âm mưu <attempt> đảo chính và phát hiện ra rằng ở các quốc gia chuyên quyền <autocratic>, những năm có âm mưu đảo chính diễn ra chiếm 6,3%. “Các cuộc đảo chính thay đổi chế độ <regime>”, đây là thuật ngữ chỉ những âm mưu đảo chính làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu quản lý <governance> của một quốc gia (chứ không phải là <as opposed to> thay thế vị tướng <general> này bằng vị tướng khác), phổ biến hơn nhiều trong các chế độ theo chủ nghĩa nhân vị <personalist> như của Putin, với tỉ lệ 7%. Nhưng nói chung, trong tất cả các nỗ lực đảo chính mà họ nghiên cứu, chỉ có 48% thành công.
Nghiên cứu này có thể khiến người ta nghĩ rằng có lẽ có 3,5% khả năng xảy ra một cuộc đảo chính thay đổi chế độ thành công chống lại Putin trong một năm nhất định (và thật khó để tưởng tượng một cuộc đảo chính chống lại ông mà không tạo nên <constitute> sự thay đổi chế độ). Với tất cả các yếu tố gây áp lực <stressor> được liệt kê ở trên, tôi nghĩ tỉ lệ ước tính <estimate> đó quá thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ đảo chính tổng thể <overall> thấp khiến tôi nghĩ rằng có nhiều khả năng là Putin sẽ tiếp tục nắm quyền. —DM
9. Trung Quốc sẽ không tiến hành xâm lược toàn diện <full-scale> Đài Loan (90%)
Những người mà tôi coi trọng <take seriously> thực sự <genuinely> lo ngại <concern> rằng Trung Quốc đang chuẩn bị <gear up> cho một cuộc xâm lược Đài Loan trong thập kỷ này. Ben Rhodes đã có một bài viết thấu đáo <thoughtful> và kỹ lưỡng <thorough> trên The Atlantic, và Phil Davidson, đô đốc nghỉ hưu trước đây <formerly> từng phụ trách các chiến dịch quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực, đã lập luận rằng Trung Quốc sẽ sẵn sàng cho một cuộc xâm lược vào năm 2027. Không kiểm soát được Đài Loan rõ ràng là một tổn hại tinh thần <psychic> lớn cho các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản <Communist>, và nắm quyền kiểm soát <take over> một quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất chất bán dẫn với vị trí chiến lược ở Biển Đông cũng sẽ có những lợi ích địa chiến lược <geostrategic>.
Nhưng tôi gặp khó khăn trong việc chấp nhận <get over> thực tế rằng một cuộc xâm lược sẽ cực kỳ <outrageously> tốn kém <costly> cho Trung Quốc về sinh mạng, của cải <treasure> và sự kính trọng trên trường quốc tế, và rằng những chi phí này gần như chắc chắn sẽ lớn hơn <outweigh> bất kỳ lợi ích nào. Mattathias Schwartz tại Insider có một báo cáo chi tiết <rundown> hữu ích về những thách thức đặt ra <pose> nếu tiến hành một cuộc xâm lược, trong đó phải kể đến Đài Loan là một hòn đảo và các cuộc xâm lược đổ bộ <amphibious invasion> vô cùng khó khăn. John Culver, một nhà phân tích <analyst> kỳ cựu <veteran> của CIA về Trung Quốc, cho rằng sẽ có những dấu hiệu rõ ràng trước một cuộc xâm lược, chẳng hạn như “sự gia tăng sản xuất tên lửa đạn đạo <ballistic> và tên lửa hành trình <cruise missile>; rocket phòng không <anti-air>, rocket không đối không <air-to-air> và rocket cỡ lớn để bắn phá <bombard> bãi biển tầm xa; và nhiều <numerous> vũ khí khác, ít nhất một năm trước ngày bắt đầu nổ súng.
Trong khi Trung Quốc tăng cường <step up> thăm dò <probe> hệ thống phòng thủ <defense> của Đài Loan, thì vẫn chưa thấy dấu hiệu cảnh báo nào. Chúng tôi đã thấy sự chuẩn bị <preparation> cho cuộc xâm lược Ukraine của Nga trước nhiều tháng; không rõ lúc đó Putin đang nghiêm túc hay chỉ là đòn nhử <feint>, nhưng chắc chắn ông ấy đang có ý định gì đó. Tình hình của Trung Quốc và Đài Loan không giống vậy, và sự thất bại hoàn toàn <debacle> là việc Nga xâm lược Ukraine có lẽ không khiến Tập Cận Bình có xu hướng <incline> lặp lại sai lầm của Putin. —DM
10. Ít nhất một quốc gia mới sẽ gia nhập NATO (90%)
Thụy Điển và Phần Lan chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO sau hậu quả <aftermath> của cuộc xâm lược Ukraine, trong một sự định hướng lại/đổi hướng <reorientation> lớn <massive> về chính sách quốc phòng của Bắc Âu. Trong khi Thụy Điển bí mật hợp tác <cooperate> với NATO trong suốt Chiến tranh Lạnh, thì nước này lại công khai không liên kết <non-aligned> trong suốt những thập kỷ đó và thường lớn tiếng chỉ trích phương Tây. Trong khi đó, Phần Lan nằm dưới sự kiểm soát <under sb’s thumb> triệt để của Liên Xô đến nỗi Liên Xô từng buộc một thủ tướng <prime minister> Phần Lan mà họ không thích phải từ chức <resign>.

Lực lượng viễn chinh chung (Joint Expeditionary Force - JEF) bao gồm Latvia, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Iceland, Hà Lan, Lithuania, Na Uy, Thụy Điển và Vương quốc Anh
Nguồn: Gints Ivuskans/AFP via Getty Images
Thổ Nhĩ Kỳ, gia nhập từ năm 1952, tỏ ra e ngại về người Thụy Điển và Phần Lan liên quan đến việc họ ủng hộ các lý do của người Kurd, điều này đã trì hoãn <delay> việc gia nhập <accession> của họ. Điều này có nghĩa là việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập không phải là một điều hoàn toàn chắc chắn, nhưng tôi nghĩ khả năng khá cao. Hầu hết các nhà quan sát <observer> đều nhất trí <consensus> rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng lấy được <extract> một số sự nhượng bộ <concession> từ các đối tác quốc phòng phương Tây và hiểu rằng những lợi ích to lớn mà các thành viên mới mang lại cho liên minh <alliance> có giá trị hơn bất kỳ nhược điểm <downside> nào. —DM
11. Phần Lan sẽ vẫn là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới, còn Mỹ sẽ không lọt vào <crack> top 12 <dozen> (75%)
Hàng năm, Báo cáo Hạnh phúc Thế giới (World Happiness Report) xếp hạng <rank> các quốc gia về mức độ hạnh phúc của người dân. Đó là một nỗ lực <attempt> để chú ý nhiều hơn đến các chỉ số <indicator> về hạnh phúc <well-being> chủ quan <subjective> thay vì GDP thô <raw>.
Phần Lan là quốc gia hạnh phúc nhất trong 5 năm liên tiếp nhờ các dịch vụ công được vận hành tốt, mức độ tin tưởng <trust> cao vào chính quyền, mức độ tội phạm và bất bình đẳng <inequality> thấp, cùng nhiều yếu tố khác. Năm 2022, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng chiến thắng <victory> của Phần Lan thậm chí không phải là một chiến thắng sát nút: Điểm số của quốc gia này “dẫn trước đáng kể” so với mọi quốc gia khác. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Phần Lan có khả năng giữ vị trí dẫn đầu vào năm 2023. Đối với Mỹ, thứ hạng <ranking> đã được cải thiện trong những năm gần đây — từ vị trí thứ 19 vào năm 2021 lên vị trí thứ 16 vào năm 2022 — nhưngchưa bao giờ lọt vào top 12 vị trí đầu tiên. —SS
Opmerkingen