top of page

Cuộc thi Ảnh báo chí thế giới 2025 (Tây Á, Trung Á và Nam Á)

2025 World Press Photo Contest (West, Central, and South Asia)

World Press Photo (March 27, 2025)

Mức độ: C - Khó

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

3353

100%

A1

1892

56%

A2

335

10%

B1

254

8%

B2

261

8%

C1

154

5%

Không phân loại

457

14%

Laura Boushnak, Trưởng ban giám khảo khu vực Tây, Trung và Nam Á: "Khu vực này là nơi rất nhiều điều đang diễn ra, nhưng cũng tồn tại không ít quan niệm sai lầm. Những hình ảnh mà chúng tôi chọn thật sự nổi bật và mang đến những câu chuyện khác biệt so với những gì chúng ta từng thấy trước đây."

Ảnh đơn: Drone Attacks in Beirut (Những cuộc tấn công bằng drone tại Beirut)

Nhiếp ảnh gia: Murat Şengül

Anadolu Agency

📍 29 tháng 9, 2024

Người dân lo lắng ngước nhìn <glance> lên trời trong một đợt không kích bằng drone của Israel, khi họ đang trú ẩn <take refuge> tránh xa các toà nhà tại khu dân cư Dahiyeh ở Beirut, Lebanon. Máy bay phản lực <jet> và drone thường bay ở tầm thấp, gây sợ hãi và lo lắng <distress>.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/400 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 1.1 - Máy ảnh Z 9

Người dân lo lắng dưới đợt không kích bằng drone của Israel

Các cuộc tấn công qua biên giới giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Lebanon – bắt đầu kể từ khi chiến sự nổ ra <outbreak> ở Gaza – đã gia tăng đáng kể vào tháng 9 năm 2024. Trước đó, chiến tranh <hostilities> chủ yếu diễn ra dưới hình thức bắn tên lửa <missile> qua biên giới, chỉ giới hạn trong khu vực nam Lebanon và bắc Israel.

Ngày 23 tháng 9, Israel phát động <launch> Chiến dịch Mũi Tên <Arrow> Phương Bắc – một chiến dịch <operation> quân sự <military> quy mô lớn <large-scale> nhắm vào Hezbollah trên toàn lãnh thổ Lebanon. Beirut, ban đầu <initially> nơi trú ẩn <refuge> của hàng chục ngàn người chạy trốn <flee> không kích ở miền nam, cũng trở thành mục tiêu khi các cuộc tấn công lan ra phía bắc.

Trước đó, ngày 20 tháng 9, không kích <air attack> của Israel đã san phẳng <level> một toà nhà dân cư <residential> tại vùng ngoại ô <suburb> Dahiyeh ở phía nam Beirrut, mục tiêu là một chỉ huy cấp cao <senior> của Hezbollah – Ibrahim Aqil. Sau đó, từ ngày 27 tháng 9 (hai ngày trước khi bức ảnh này được chụp), Israel tiếp tục nhắm vào nhiều công trình tại Dahiyeh, bao gồm các chung cư <apartment block>, cho rằng Hezbollah đặt trụ sở chính <headquarter> ở vùng ngoại ô đông dân cư <densely populated> này, và đã ám sát <assassinate> thủ lĩnh Hassan Nasrallah của Hezbollah .

Israel thường ra lệnh sơ tán <evacuation order> trước các cuộc tấn công vào khu dân cư. Tuy nhiên, tổ chức Amnesty và Action Aid cho rằng những cảnh báo này không đầy đủ <inadequate>, có lúc còn sai lệch <misleading>, mơ hồ <vague> hoặc quá chung chung, đôi khi <at times> bao gồm <encompass> toàn bộ <entire> các vùng lân cận. Những cảnh báo yêu cầu rời khỏi phạm vi 500m xung quanh các toà nhà mục tiêu được gửi chỉ 15–45 phút trước các cuộc tấn công vào Dahiyeh trong tháng 9, khiến người dân hoảng loạn <panic> gây ra <trigger> làn sóng di dời khi mọi người bỏ chạy khỏi khu vực đó. Theo chính phủ Lebanon, ước tính có tổng cộng <all in all> khoảng 1,9 triệu người đã phải sơ tán/di dời <displace>, trong đó 624.000 người sang tị nạn tại Syria.

Israel và Hezbollah nhất trí thoả thuận ngừng bắn <ceasefire> có hiệu lực vào ngày 27 tháng 11 năm 2024, nhưng đã nhanh chóng bị vi phạm <violate> bởi các đợt không kích của Israel ở miền nam Lebanon và Beirut vào đầu năm 2025.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc ngược đời/nghịch lý <paradoxical> khi con người lại tìm chỗ ẩn náu <shelter> ở ngoài trời, nhấn mạnh tác động của chiến tranh <warfare> công nghệ và drone. Nó hướng sự chú ý vào chấn thương tâm lý <psychological trauma> mà những người sống dưới mối đe doạ thương trực <constant threat> phải chịu đựng <endure> – nơi mà sự an toàn khó nắm bắt <elusive> và hiểm hoạ có thể từ trên trời giáng xuống bất cứ lúc nào. Hình ảnh đã truyền tải <convey> mạnh mẽ hiện thực luôn phải sống trong sợ hãi ấy.


Ảnh đơn: Mahmoud Ajjour, Aged Nine (Mahmoud Ajjour, chín tuổi)

Nhiếp ảnh gia: Samar Abu Elouf

The New York Times

📍 28 tháng 6, 2024

Mahmoud Ajjour (9 tuổi), bị thương trong một cuộc không kích của Israel vào thành phố Gaza hồi tháng 3 năm 2024, đến Doha, Qatar để tìm nơi nương náu và trợ giúp y tế.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/160 - Tiêu cự 50mm - Khẩu độ F1.8 - ISO 100 - Máy ảnh Canon EOS R5

Mahmoud Ajjour (9 tuổi), bị thương trong một cuộc không kích của Israel vào thành phố Gaza

Khi gia đình đang tháo chạy khỏi một cuộc tấn công <assault> của Israel, Mahmoud quay lại để thúc giục <urge> những người khác chạy nhanh hơn. Một vụ nổ đã cắt đứt <sever> một cánh tay và làm dập nát <mutilate> cánh tay còn lại của em. Cả gia đình sau đó sơ tán <evacuate> đến Qatar, nơi Mahmoud được điều trị và đang học cách dùng chân để chơi điện thoại, viết chữ và mở cửa. Ngoài ra, em cần hỗ trợ <assistance> đặc biệt trong hầu hết các sinh hoạt hằng ngày như ăn uống và thay đồ. Ước mơ của Mahmoud rất giản dị: em muốn lắp tay giả <prosthetic> để có thể sống như bao đứa trẻ khác.

Nhiếp ảnh gia là người gốc Gaza và cũng được sơ tán hồi tháng 12 năm 2023. Hiện cô sống cùng khu căn hộ với Mahmoud ở Doha, Qatar. Cô đã gắn bó với các gia đình tại đây và ghi lại <document> cuộc sống của một số ít người bị thương <wounded> nặng được đưa ra ngoài để điều trị.

Trẻ em chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trong cuộc chiến này. Cơ quan cứu trợ và việc làm của Liên Hợp Quốc (The United Nations Works and Relief Agency - UNRWA) ước tính <estimate> rằng đến tháng 12 năm 2024, Gaza là nơi có tỷ lệ trẻ em bị cụt chi <amputee> cao nhất thế giới. Đến tháng 3 năm 2025, hơn 7.000 bệnh nhân đã được sơ tán khỏi Gaza để điều trị, nhưng vẫn còn ít nhất 11.000 người nữa đang chờ <await> sơ tán, theo Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO). Những người sơ tán <evacuee> được đưa đến các quốc gia như Ai Cập, Jordan, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hàng chục ngàn người đã thiệt mạng và hơn 100.000 người bị thương, theo các cơ quan y tế tại Gaza. Hệ thống y tế bị tàn phá <decimate> trong chiến tranh, không được trang bị đầy đủ để chăm sóc cho họ: đến tháng 3 năm 2025, chỉ còn 21 trong tổng số 36 bệnh viện còn hoạt động một phần <partly>, theo WHO.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Bức chân dung cậu bé Palestine này cho thấy cái giá dài hạn <long-term> của chiến tranh, sự im lặng <silence> đang duy trì <perpetuate> tình trạng bạo lực <violence>, và vai trò của báo chí <journalism> trong việc phơi bày <expose> những thực tế này. Không né tránh <shy away from> những tổn thương thể xác <corporeal> do chiến tranh, bức ảnh tiếp cận <approach> xung đột <conflict> và tình trạng vô quốc tịch <statelessness> từ góc độ <angle> nhân văn – làm sáng tỏ <shed light on> những tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần mà dân thường <civilian> buộc phải chịu đựng và sẽ tiếp tục chịu đựng <endure> qua các cuộc giết chóc và chiến tranh quy mô công nghiệp <industrial scale>. Ban giám khảo nhận thấy bức chân dung này, với bố cục <composition> mạnh mẽ và chú trọng đến ánh sáng, mang tính suy tư <contemplative>, gợi mở những câu hỏi về tương lai của cậu bé bị thương, về sự phi nhân hoá <dehumanization> của một khu vực, và về việc các nhà báo ở Gaza không ngừng <relentless> bị nhắm đến, trong khi các phóng viên quốc tế đang tìm cách phơi bày <expose> thực tế của cuộc chiến này vẫn tiếp tục bị từ chối <denial> tiếp cận.


* Bức ảnh này được chọn là Ảnh báo chí thế giới của năm (World Press Photo of the Year)

Lucy Conticello, Trưởng ban giám khảo toàn cầu: “Khi ban giám khảo toàn cầu bắt đầu chọn ra những ứng cử viên cho hạng mục Ảnh của năm, chúng tôi xuất phát từ một danh sách nhiều các tác phẩm đến từ cả sáu khu vực. Ba chủ đề nổi bật đã hình thành nên ấn bản Ảnh báo chí thế giới năm 2025: xung đột, di cư và biến đổi khí hậu. Một cách nhìn khác, đó còn là những câu chuyện về sự kiên cường, tình thân và cộng đồng.”


Ảnh đơn: The Canvas of Power (Bức tranh quyền lực)

Nhiếp ảnh gia: Suvra Kanti Das

The Daily Prothom Alo

📍 5 tháng 8, 2024

Người dân phá hoại <vandalize> tượng cựu <former> Tổng thống Bangladesh Sheikh Mujibur Rahman – cha của Thủ tướng <Prime Minister> Sheikh Hasina, bà đã từ chức <resign> sau nhiều tuần bất ổn <unrest>, tại Dhaka, Bangladesh.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/8000 - Tiêu cự 24mm - Khẩu độ f/1.4 - ISO 1.25 - Máy ảnh Canon EOS R5

Người dân phá hoại tượng cựu Tổng thống Bangladesh Sheikh Mujibur Rahman

Cuộc biểu tình sinh viên vào tháng 7 năm 2024 đã nhanh chóng phát triển thành phong trào nổi dậy quần chúng <mass uprising> chống lại chính phủ với cáo buộc <accuse> bắt giữ <detention> bất hợp pháp, cưỡng bức mất tích <enforced disappearance> đàn áp <suppression> bất đồng chính kiến <dissent> trên diện rộng <widespread>.

Cuộc biểu tình ban đầu được phát động bởi những sinh viên phẫn nộ trước việc phục hồi <reinstatement> kế hoạch <scheme> hạn ngạch <quota> việc làm, chỉ còn 3.000 vị trí dành cho hơn 400.000 cử nhân tham gia kỳ thi tuyển công chức. Dù ban đầu ôn hòa, các cuộc biểu tình trở nên bạo lực sau khi chính quyền và các nhóm bán quân sự <paramilitary> ủng hộ chính phủ trấn áp người biểu tình <protester>. Liên đoàn Chhatra (nhóm sinh viên của đảng cầm quyền <ruling> Awami League) và Tiểu đoàn Hành động Nhanh (Rapid Action Battalion - RAB) – một nhóm gây tranh cãi <controversial> với các vụ giết người ngoài vòng pháp luật <extrajudicial>, tra tấn <torture> và cưỡng bức mất tích – bắt đầu tấn công sinh viên bằng đạn <bullet> thật và hơi cay <tear gas> với sự hỗ trợ từ cảnh sát. Theo điều tra <investigation> của Liên Hợp Quốc, chỉ trong vòng 46 ngày, ước tính <estimate> có đến 1.400 người thiệt mạng khi biểu tình, phần lớn bị lực lượng an ninh bắn.

Tình trạng bất ổn diễn ra giữa bối cảnh đấu tranh <struggle> đòi bầu cử công bằng và luật an ninh mạng bị coi là thắt chặt tự do ngôn luận <freedom of speech>. Cuộc bầu cử tháng 1 năm 2024 đã đưa Hasina trở lại nắm quyền, nhưng lại đặc trưng <characterize> bởi số lượng cử tri đi bỏ phiếu <voter turnout> thấp, phe đối lập <opposition> tẩy chay <boycott> và hơn 10.000 lãnh đạo và người ủng hộ phe đối lập bị bắt giữ. Luật an ninh mạng năm 2023 được xây dựng trên các luật đàn áp trước đó, trao quyền lực sâu rộng <sweeping power> cho chính quyền trong việc giam giữ <detain>, tịch thu thiết bị và chặn nội dung trực tuyến. Nó trở thành vũ khí nhắm vào giới báo chí, các nhà bảo vệ nhân quyền và người bất đồng chính kiến.

Đến tháng 8, chế độ <regime> sụp đổ <collapse>. Thủ tướng Hasina từ chức và lưu vong <exile>, Tổng tư lệnh <chief General> quân đội Waker-Uz-Zaman tuyên bố thành lập <formation> chính phủ lâm thời <interim>.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Hình ảnh người dân phá huỷ tượng của cựu Tổng thống Sheikh Mujibur thể hiện khoảnh khắc đầy sức mạnh của hành động tập thể <collective> – gợi nhớ <reminiscent> đến những cuộc cách mạng <revolutionary> ở các vùng khác, giờ đây diễn ra ngay tại Bangladesh. Bố cục <composition> khéo léo làm nổi bật quy mô <scale> của nỗ lực này, với các biểu tượng cách mạng tạo thêm tầng ý nghĩa, nhấn mạnh <underscore> tầm quan trọng <significance> và tác động của một khoảnh khắc thay đổi chính trị.


Phóng sự ảnh: Gaza Under Israeli Attack (Gaza dưới sự tấn công của Israel)

Nhiếp ảnh gia: Ali Jadallah 

Anadolu Agency

📍 8 tháng 5, 2024

Người dân sơ tán khỏi các khu dân cư phía đông Rafah (một thành phố bị chia cắt <split> giữa Ai Cập ở phía tây và Gaza ở phía đông) do các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của Israel.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/800 - Tiêu cự 70-200mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 50 - Máy ảnh EOS-1D X Mark III

Người dân sơ tán khỏi các khu dân cư phía đông Rafah

📍 9 tháng 4, 2024

Cư dân bắt đầu trở về nhà ở Khan Younis, phía nam Gaza, sau khi Israel rút <withdrawal> quân ngày 7 tháng 4. Vào tháng 7 và tháng 8, Israel sẽ tiến hành thêm hai cuộc xâm nhập đường bộ <ground incursion> vào thành phố phía nam này, và các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn đến năm 2025.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/1250 - Tiêu cự 70-200mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 50 - Máy ảnh EOS-1D X Mark III

Cư dân bắt đầu trở về nhà ở Khan Younis, phía nam Gaza, sau khi Israel rút quân

📍 26 tháng 4, 2024

Một cậu bé vẫy cờ Palestine trên thành phố bị tàn phá <devastated> bởi sự bắn phá <bombardment> của Israel, ở Khan Younis, Gaza. Vào tháng 4, lực lượng Israel đã rút <withdraw> khỏi Khan Younis, nơi đã trở thành tâm điểm <epicenter> của cuộc chiến, và người dân <citizen> bắt đầu trở về và khôi phục <recover> phần nào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, sau đó các cuộc tiến công của Israel vào thành phố này lại diễn ra, và tiếp tục đến năm 2025.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/6400 - Tiêu cự 16-35mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 50 - Máy ảnh EOS-1D X Mark III

Một cậu bé vẫy cờ Palestine trên thành phố bị tàn phá bởi sự bắn phá của Israel, ở Khan Younis, Gaza

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Israel tiếp tục cuộc chiến ở Gaza trong suốt năm 2024, biến phần lớn lãnh thổ <territory> này thành đống đổ nát <in ruins>, đồng thời kiểm soát và phong tỏa dòng chảy viện trợ <aid>, bao gồm viện trợ lương thực, y tế và nhân đạo <humanitarian>. Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau tháng 5 năm 2024 khi lực lượng Israel chiếm quyền kiểm soát <seize control> phía Gaza của Rafah và đóng cửa khẩu <crossing>, ảnh hưởng nặng nề đến sơ tán y tế <medical evacuation> và việc tiếp nhận viện trợ nhân đạo.

Liên Hợp Quốc cho biết hơn 60% số nhà ở tại Gaza đã bị phá hủy và 95% bệnh viện không thể hoạt động; hơn 200 trường học đã bị phá hủy hoặc hư hại kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Theo một phân tích của Forensic Architecture, Israel cũng đã phá hủy khoảng 40% diện tích đất mà trước đây được sử dụng để sản xuất lương thực ở Gaza. Gần hai triệu người đã phải di dời trong bối cảnh thiếu hụt <shortage> nghiêm trọng lương thực, nước sạch và thuốc men, do các hạn chế <restriction> của Israel.

Với việc các nhà báo quốc tế bị cấm <bar> vào Gaza, các nhiếp ảnh gia địa phương đã liều mạng <risk their lives> để ghi lại cuộc chiến: hơn 80 nhà báo và nhân viên truyền thông địa phương đã thiệt mạng ở Gaza vào năm 2024. Nhiếp ảnh gia Ali Jadallah cũng đã mất người thân, anh nói: “Mỗi khi tôi chụp ảnh một ngôi nhà bị phá, tôi lại nhớ nhà của mình. Mỗi khi những người bị thương và tử vì đạo <martyr> được kéo ra từ đống đổ nát <rubble>, tôi lại nhớ đến cha và anh chị em <sibling> của mình.”


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo cảm thấy tác phẩm này mang đến sự miêu tả <representation> tối quan trọng <critical> về bạo lực với quy mô công nghiệp mà người Gaza <Gazan> phải hứng chịu hàng ngày. Mặc dù hình ảnh rất chân thực, dự án vẫn là một bản ghi chép mạnh mẽ về cái giá nhân mạng khủng khiếp sự tàn phá <destruction> dân thường <civilian> phải chịu đựng <endure>. Ngoài ra <Additionally>, nó còn nhấn mạnh vai trò quan trọng của các nhiếp ảnh gia người Gaza trong việc cung cấp chứng cứ cho <bear witness to> những hành động tàn bạo <atrocity> đang diễn ra <ongoing>, đảm bảo <ensure> rằng thế giới không quay lưng, đặc biệt khi các nhà báo quốc tế bị cấm nhập cảnh.


Phóng sự ảnh: No Woman's Land (Vùng đất không phụ nữ)

Nhiếp ảnh gia: Kiana Hayeri 

Fondation Carmignac

📍 12 tháng 2, 2024

Muska (14 tuổi) từng đi học ở Pakistan và nói rằng em đọc-viết rất giỏi, nhưng kể từ khi trở về Jalalabad, Afghanistan, em bị cấm <prohibit> tiếp tục học tập. Muska đã được hứa gả cho con trai  chủ nhà <landlord> của cha mẹ để đổi lấy một cái giếng và các tấm pin mặt trời <solar panel>, chỉ trị giá vài trăm đô la, để gia đình em có nước và điện.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/200 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 200 - Máy ảnh Nikon D850

Muska (14 tuổi) bị cấm đi học

📍 6 tháng 2, 2024

Đầu của ma-nơ-canh mặc váy cưới ở Kabul, Afghanistan phải che lại bằng túi ni-lông. Khuôn mặt phụ nữ trên các quảng cáo, áp phích và vật trưng bày công cộng khác ở Afghanistan cũng bị xóa hoặc che lại, theo các hạn chế <restriction> của Taliban. Ban đầu, Taliban yêu cầu tất cả các ma-nơ-canh phải gỡ bỏ đầu, nhưng cuối cùng đã cho phép giữ nguyên <remain intact> nếu khuôn mặt của chúng được che lại.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/125 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 800 - Máy ảnh Nikon D850

Đầu của ma-nơ-canh mặc váy cưới ở Kabul, Afghanistan phải che lại bằng túi ni-lông

📍 13 tháng 5, 2024

Samir (30 tuổi), một người chuyển giới nữ ở Kabul, ăn mặc như phụ nữ trong không gian riêng tư, nhưng lại thể hiện như một người đàn ông khi ra nơi công cộng, do nguy hiểm và kỳ thị <stigma> đối với cộng đồng LGBTQI+ tại Afghanistan. Samir từng bị Taliban bắt giữ và tra tấn <torture>, cũng như bị gia đình gây sức ép phải kết hôn.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/250 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 100 - Máy ảnh Nikon D850

Samir (30 tuổi), một người chuyển giới nữ ở Kabul từng bị Taliban bắt và tra tấn

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Khi tổ chức Hồi giáo cực đoan <fundamentalist> Taliban trở lại nắm quyền ở Afghanistan vào năm 2021, 20 năm sau khi liên minh <coalition> quân sự <military> Mỹ-Anh lật đổ <oust> chính phủ Taliban, ban đầu họ tuyên bố sẽ khoan dung <tolerant> hơn so với chế độ Taliban trước đây, trao cho phụ nữ vai trò tích cực trong xã hội Afghanistan, "trong khuôn khổ <framework> luật Hồi giáo". Thay vào đó, họ đã tước dần các quyền của phụ nữ.

Chính phủ Taliban từ chối <deny> quyền tiếp cận giáo dục trên bậc tiểu học của phụ nữ, cấm <forbid> họ làm hầu hết các công việc bên ngoài gia đình, và ở một số khu vực còn không cho phép họ ra khỏi nhà nếu không có người giám hộ <guardian> nam, hoặc để lộ mặt. Những không gian từng là nơi phụ nữ tụ tập tự do <freely> – trường học, công viên, phòng gym, tiệm làm đẹp và văn phòng – nay đều đã bị cấm <off limits>. Phụ nữ được phép làm việc trong ngành chăm sóc sức khỏe <healthcare>, nhưng vì họ không thể vào đại học nên sẽ không có nữ bác sĩ hay nữ hộ sinh <midwife> mới nào đủ tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là, theo thời gian, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế của phụ nữ sẽ ngày càng <increasingly> trở nên mong manh/bấp bênh <precarious> hoặc mang tính xâm phạm <intrusive>, vì ở một số khu vực, nhân viên y tế nam không được điều trị cho phụ nữ nếu không có thành viên nam trong gia đình đi cùng.

Taliban ngày càng tăng cường bắt giam phụ nữ vì vi phạm <violation> các chính sách của họ. Trong hai năm đầu tiên cầm quyền, xuất hiện cả biểu tình chính trị trực tiếp và gián tiếp (như cố tình đội khăn trùm đầu "không đúng cách"). Tuy nhiên, những người tổ chức biểu tình đã bị giam giữ <detain> và tra tấn, và đến tháng 8 năm 2024, một đạo luật đã cấm phụ nữ lên tiếng ở nơi công cộng. Sự phản kháng <resistance> vẫn tiếp diễn, nhưng các cuộc biểu tình có tổ chức trên đường phố hầu như không còn.

Bất chấp những hạn chế này, phụ nữ ở Afghanistan vẫn tìm ra những cách thức kháng cự <resist> tinh tế <subtle> nhưng mạnh mẽ. Sự thách thức <defiance> của họ diễn ra <unfold> lặng lẽ sau những cánh cửa đóng kín: trong nhà, các lớp học bí mật và các buổi tụ họp kín đáo.

Kiana Hayeri đã đi qua 7 tỉnh <province> của Afghanistan để thực hiện tác phẩm này, trò chuyện với hơn 100 phụ nữ và trẻ em gái từ mọi tầng lớp xã hội <all walks of life>. Cô và nhà nghiên cứu nữ quyền Melissa Cornet (cả hai đều từng sống ở Afghanistan) đã sử dụng mạng lưới các mối quan hệ đáng tin cậy <trusted> để hợp tác <in partnership with> với các đối tượng tạo ra những bức chân dung, đảm bảo <ensure> an toàn và khả năng tự quyết <agency> của nhân vật. Hayeri giải thích: "Ngay cả khi không thoải mái khi để lộ mặt, họ vẫn thể hiện tính cá nhân <individuality> qua từng bức ảnh."


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Tác phẩm này đưa ra góc nhìn quan trọng về cuộc sống của phụ nữ ở Afghanistan, vượt xa những câu chuyện quen thuộc để khắc hoạ thực tại hàng ngày của họ với chiều sâu <depth> và sự cẩn trọng. Sự gắn bó lâu dài <long-term commitment> và tương tác <engagement> gần gũi của nhiếp ảnh gia đã tạo nên bức chân dung thân mật <intimate>, trong đó màu sắc rực rỡ <vibrant>, kết cấu <texture> và chi tiết của môi trường sống phản ánh sự phong phú <richness> của mỗi người phụ nữ và sức sáng tạo <creativity> của nhiếp ảnh gia. Vẻ sống động <vibrancy> bên trong/nội tâm <interior> này đối lập sâu sắc với những hạn chế ngày càng siết chặt quyền tự do của họ — từ giáo dục, đi lại, trang phục cho đến công việc. Tác phẩm vừa đẹp vừa mang tính biểu tượng <symbolic> sâu sắc <deeply>.


Phóng sự ảnh: The Shadows Already Have Names (Những bóng đen đã có tên)

Nhiếp ảnh gia: Samuel Nacar 

Revista 5W

📍 17 tháng 12, 2024

Hosni Diab, hiện đã về nhà ở Mashara, Quneitra, Syria, phải ngồi tù 6 năm sau khi bị bắt vì đào ngũ <defect> khỏi quân đội Syria. Ban đầu, anh bị giam trong xà lim <cell> với hơn 100 tù nhân khác tại trung tâm thẩm vấn <interrogation> khét tiếng <notorious> "Palestine Branch", nơi anh bị đánh đập và tra tấn. Sau đó, anh được chuyển <transfer> đến nhà tù Sednaya. Khi được thả, anh không thể đứng vững, và mắc bệnh lao <tuberculosis>.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/160 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ F2.8 - ISO 1.6 - Máy ảnh DC-S5

Hosni Diab, hiện đã về nhà ở Mashara, Quneitra, Syria, phải ngồi tù 6 năm sau khi bị bắt vì đào ngũ

📍 14 tháng 12, 2024

Nhà tù quân sự Sednaya, tại Damascus, Syria, từng giam giữ <confine> không chỉ những kẻ đào ngũ, mà còn hàng ngàn dân thường <civilian> bất đồng chính kiến <dissident>, họ bị đánh đập dã man <brutal>, sốc điện và bỏ đói <starvation>. Năm 2017, Amnesty International ước tính có khoảng 10.000 đến 20.000 người "từ mọi tầng lớp xã hội" đã bị giam giữ ở đó. Tổ chức này cho biết họ dự kiến <slate> sẽ bị "tiêu diệt” <extermination>.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/2000 - Tiêu cự 6.7mm - Khẩu độ f/1.7 - ISO 130 - Máy ảnh FC3582

Nelli Birry (10 tuổi) đang cầm một con cá vừa bắt được ở Puerto Antioquia, Chocó, Colombia

📍 16 tháng 12, 2024

Người dân khai quật <exhume> một mồ chôn tập thể <mass grave> chứa hàng chục thi thể ở Izra, Daraa, miền nam Syria. Ngày càng nhiều mồ chôn tập thể đã được phát hiện trên khắp cả nước sau sự sụp đổ của chính phủ Assad. Với việc dỡ bỏ kiểm duyệt <censorship>, những lời đồn đoán <rumor> trước đây về vị trí các ngôi mộ dần được công khai, và người dân bắt đầu tìm kiếm những người thân mất tích của mình.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/800 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ F2.8 - ISO 3.2 - Máy ảnh DC-S5

Người dân khai quật mồ chôn tập thể ở Syria

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Cuộc nội chiến <civil war> kéo dài tại Syria đã đạt đến bước ngoặt <turning point> vào ngày 8 tháng 12 năm 2024, sau hai tuần liên tục giành thắng lợi, lực lượng nổi dậy <rebel> đã chiếm thủ đô Damascus mà hầu như không  vấp phải kháng cự, lật đổ <topple> chính quyền 24 năm của Tổng thống Bashar al-Assad. Lực lượng nổi dậy ngay lập tức bắt đầu giải thoát các tù nhân <inmate> từ mạng lưới trại giam rộng lớn, với nòng cốt <core> là nhà tù quân sự Sednaya khét tiếng. Lời kể <account> của những người sống sót <survivor> đã tiết lộ <reveal> mức độ <extent> giam giữ, tra tấn và hành quyết <execution> bí mật có hệ thống <systematic> của chế độ <regime> Assad đối với các đối thủ <opponent>, điều đã biến <transform> hệ thống nhà tù vốn đã tàn bạo thành vũ khí chiến tranh.

Hơn 100 cơ sở <facility> giam giữ <detention> mới đã bắt đầu hoạt động <operate> kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ đầu tiên bùng phát <erupt> vào năm 2011. Đặt tại các khu vực của lực lượng an ninh, sân bay quân sự và tầng hầm các tòa nhà, những nhà tù này được điều hành bởi bốn cơ quan quân sự, an ninh và tình báo <intelligence> khác nhau, hoạt động độc lập với nhau, không có ranh giới <boundary> rõ ràng về phạm vi quyền hạn <area of jurisdiction>.

Những dân thường – từ người biểu tình, nhà báo, đến công nhân, tài xế taxi và nhân viên cứu trợ – đã bị chế độ sử dụng để gửi một thông điệp răn đe đến toàn thể <entire> dân chúng. Thông qua bắt bớ tùy ý <arbitrary>, xử tử và tra tấn, chính quyền đã tiến hành <wage> chiến tranh chống lại chính nhân dân của mình, đặt họ trong sự kìm kẹp của nỗi sợ hãi và bức màn bí mật. Đó là một chiến trường <battleground> tâm lý <psychological> và thể chất mà Assad gần như đã thắng cuộc. Tù nhân phải chịu điều kiện vô nhân đạo <inhuman>, bao gồm bỏ đói, vết thương <wound> không được chữa trị và tổn thương <trauma> tâm lý do sống chen chúc không ánh sáng mặt trời. Hàng ngàn người đã thiệt mạng <perished>, bị đánh đập dã man, cưỡng hiếp <rape> và sốc điện, thường là để ép buộc thú tội <confession>, nhưng đôi khi cũng chỉ là để trừng phạt, đe dọa hoặc hạ nhục <humiliate> họ.

Các nhóm Nhân quyền ước tính ít nhất 150.000 người đã mất tích <go missing> trong những năm nội chiến, hầu hết đều biến mất <vanish> trong mạng lưới nhà tù này. Nhiều người đã bị giết hại bằng các vụ hành quyết hàng loạt hoặc do tra tấn và điều kiện giam giữ tồi tệ, nhưng vẫn chưa biết con số chính xác.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Câu chuyện mang đậm tính cá nhân và nhạy cảm <sensitive> này — được chụp tại Nhà tù quân sự Sednaya sau cuộc lật đổ <overthrow> chính phủ Al-Assad vào tháng 12 năm 2024 — đã nổi bật với ban giám khảo bởi cách tiếp cận <approach> tinh tế và bố cục <composition> ấn tượng <striking> của mỗi khung hình. Tầm nhìn <vision> rõ ràng của nhiếp ảnh gia được phản ánh qua các khung hình mạnh mẽ và cách sắp xếp xuất sắc <exceptional>, chuyển đổi nhuần nhuyễn <seamlessly> từ những cảnh cận <close-up> gần gũi của một con người đến góc nhìn toàn cảnh cả một nhà tù rộng lớn. Chính sự mềm mại này đã khiến bộ ảnh trở nên khác biệt, khiến câu chuyện để lại tác động sâu sắc <profound>  kéo dài <lingering> sau khi xem.


Dự án dài hạn: Bullets Have No Borders (Đạn không biên giới)

Nhiếp ảnh gia: Ebrahim Alipoor 

📍 1 tháng 6, 2019

Một kolbar (người vận chuyển hàng hoá xuyên biên giới) đi dọc theo con đường núi hiểm trở <arduous> ở vùng Kurdistan, Iran.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/200 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 100 - Máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV

Một kolbar đi dọc theo con đường núi hiểm trở

📍 1 tháng 6, 2019

Một kolbar dừng lại <pause> để ăn tuyết dọc đường mòn kolbari ở Kurdistan, giáp ranh Iran/Iraq. Không thể mang thêm đồ dự trữ <provision> trên hành trình vất vả <demanding> của mình, kolbar thường phải dựa vào <rely on> tuyết hoặc nước suối để giải khát <quench their thirst>.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/200 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 100 - Máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV

Một kolbar dừng lại để ăn tuyết dọc đường

Mohammad (22 tuổi) tạm biệt <farewell> mẹ, ở Tehran, Iran, trước khi khởi hành <embark on a journey> sang châu Âu để tìm kiếm <seek> cơ hội tốt hơn.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/100 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ F2.8 - ISO 800 - Máy ảnh Sony ILCE-7M3

Mohammad (22 tuổi) tạm biệt mẹ ở Iran trước khi sang châu Âu

📍 1 tháng 6, 2019

Các kolbar mạo hiểm leo núi trên tuyến đường vượt biên tại Kurdistan, Iran – được mệnh danh là “Con đường tử thần” vì số lượng lớn người tử nạn.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/200 - Tiêu cự 24-70mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 100 - Máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV

Các kolbar mạo hiểm leo núi trên "con đường tử thần"

📍 2 tháng 2, 2016

Hawraman Takht – một ngôi làng của người Kurd tại Iran gần biên giới với Iraq – là trung tâm của các kolbar. Phần lớn cư dân là kolbar, bao gồm cả người từ các thành phố khác của vùng Kurdistan đến những ngôi làng xa xôi này để kiếm sống bằng nghề <occupation> khuân vác nguy hiểm.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/250 - Tiêu cự 70-200mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 320 - Máy ảnh Canon EOS 5D Mark III

Hawraman Takht – một ngôi làng của người Kurd tại Iran gần biên giới với Iraq

* Xem toàn bộ dự án tại ĐÂY.

Kolbar (những người khuân vác hàng hóa qua biên giới) mang vác trên lưng các mặt hàng như đồ gia dụng <household appliances>, điện thoại di động, và quần áo từ Iraq hoặc Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực Kurdistan thuộc Iran, qua địa hình <terrain> hiểm trở. Họ làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt <tough>, với thù lao ít ỏi, và đối mặt với nguy cơ mất mạng – cả từ thiên nhiên lẫn chính quyền.

Nhiều kolbar tham gia <engage in> thương mại xuyên biên giới hợp pháp <legitimate>, một số người khác thì vận chuyển các mặt hàng trong “vùng xám” (như hàng tránh thuế nhập khẩu) và một số ít vận chuyển hàng cấm như rượu. Chính phủ Iran cấm hoặc hạn chế <restrict> nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, hướng đến tự cung tự cấp <self-sustaining> và tiết kiệm ngoại tệ trong bối cảnh chịu các lệnh trừng phạt <sanction> của phương Tây. Những sản phẩm được coi là <deemed> không thiết yếu hoặc có thể sản xuất trong nước sẽ không được nhập khẩu hoặc bị áp <impose> mức thuế quan cao, khiến phần lớn <majority> người dân Iran không thể mua được hoặc không đủ khả năng mua những hàng hoá đó. Hoạt động buôn bán của các kolbar giúp các sản phẩm này trở nên dễ tiếp cận <accessible> và có giá cả phải chăng <affordable> hơn.

Gùi hàng của kolbar có thể nặng khoảng 50kg (có khi gấp 4 lần), và chuyến vượt biên thường kéo dài từ 8 đến 12 tiếng. Kolbar chủ yếu ở trong độ tuổi từ 12 đến 65, và mỗi chuyến họ chỉ kiếm được khoảng 10 đến 13 USD, cho một công việc cực kỳ nguy hiểm. Họ thường xuất phát vào đêm muộn để vượt biên vào rạng sáng, đối mặt với băng giá, tuyết lở <avalanche>, thời tiết xấu, và rất nhiều người đã tử vong vì ngã khỏi vách đá <cliff>. Những mối nguy khác là mìn còn sót lại từ cuộc chiến Iran-Iraq, hoặc bị lực lượng an ninh và tuần tra biên giới <border patrol> bắn. Theo Hãng Thông tấn Kurdistan, ít nhất 2.463 kolbar từ các vùng Kurdistan, Kermanshah và Tây Azerbaijan của Iran đã thiệt mạng hoặc bị thương từ năm 2011 đến 2024.

Việc cộng đồng người Kurd tại Iran bị gạt ra ngoài lề xã hội <marginalize> trong suốt nhiều thập kỷ – về mặt dân tộc, văn hóa và kinh tế – đã ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận những dịch vụ cơ bản như nhà ở và giáo dục của người Kurd, dẫn đến tình trạng thất nghiệp tràn lan trong khu vực, buộc nhiều người phải làm kolbar. Ngoài ra, nhiều kolbar còn xem công việc này là hợp pháp <legitimate> – bởi từ đầu thế kỷ 20, vùng đất Kurdistan đã bị chia cắt giữa Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, nhưng người Kurd vẫn duy trì mối gắn kết vượt biên giới quốc gia mà họ không công nhận <acknowledge>


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo nhận định rằng dự án này – được chụp ở miền tây Iran – mang đến một góc nhìn <perspective> hiếm có và mang nhiều sắc thái về tác động phức tạp của các lệnh trừng phạt kinh tế, đưa ra lăng kính hiếm khi thấy trên truyền thông chính thống <mainstream>. Cam kết lâu dài của nhiếp ảnh gia, cùng với việc sẵn sàng <willingness> chấp nhận rủi ro cá nhân để kể lại câu chuyện này, được thể hiện rõ ràng trong từng khung hình. Mỗi bức ảnh đều có giá trị riêng, đồng thời cũng đóng góp <contribute> vào câu chuyện lớn hấp dẫn <compelling>, mời gọi người xem chậm lại, đọc kỹ từng chú thích và thấu hiểu những tầng lớp hiện thực của đời sống dưới lệnh trừng phạt.

Comments


©2021 bởi Transderledge. Tự hào được xây dựng từ Wix.com

bottom of page