top of page

Cuộc thi Ảnh báo chí thế giới 2025 (Nam Mỹ)

2025 World Press Photo Contest (South America)

World Press Photo (March 27, 2025)

Mức độ: C - Khó

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

2754

100%

A1

1539

56%

A2

277

10%

B1

175

6%

B2

212

8%

C1

104

4%

Không phân loại

447

16%

Lalo de Almeida, Trưởng ban giám khảo khu vực Nam Mỹ: “Là một nhiếp ảnh gia, tôi thấy chính mình trong những tác phẩm này. Tôi hiểu các nhiếp ảnh gia đã làm việc vất vả thế nào để có mặt ở đây, để thực hiện những dự án tuyệt vời này, và họ đã dồn bao nhiêu công sức vào từng bức ảnh.”

Ảnh đơn: Botafogo Fans: Pride and Glory (Người hâm mộ Botafogo: Niềm tự hào và Vinh quang)

Nhiếp ảnh gia: André Coelho

EFE

📍 30 tháng 11, 2024

Người hâm mộ CLB Botafogo ăn mừng chiến thắng <victory> của đội bóng tại Rio de Janeiro, Brazil.

Người hâm mộ CLB Botafogo ăn mừng chiến thắng

Hai trong số những câu lạc bộ bóng đá lâu đời và danh tiếng <venerable> nhất Brazil đã gặp nhau tại sân vận động Mâs Monumental ở Buenos Aires, Argentina trong trận chung kết Cúp bóng đá Nam Mỹ CONMEBOL (Confederación Sudamericana de Fútbol Libertadores cup). Botafogo—đội bóng chưa từng giànhcúp trước đây—đã đánh bại <defeat> đối thủ <rival> Atlético Mineiro với tỷ số 3-1. Hàng ngàn cổ động viên Botafogo đã tập trung theo dõi trận đấu qua màn hình lớn tại sân vận động Nilton Santos, sân nhà của đội bóng ở Rio de Janeiro, để trải nghiệm không chỉ niềm vui <joy> chiến thắng tập thể <collective> mà còn cả cảm giác nhẹ nhõm <relief> cứu rỗi <redemption>.

Giải Copa Libertadores không chỉ đơn thuần là xác định câu lạc bộ xuất sắc nhất Nam Mỹ mỗi năm; nó vượt lên trên <transcend> phạm vi thể thao, trở thành biểu tượng của niềm tự hào dân tộc <national pride>, bản sắc và lịch sử của quốc gia. Mặc dù có quá khứ lừng lẫy <storied>, Botafogo chưa từng vô địch giải Copa. Nhiều người hâm mộ theo dõi trận đấu trong tâm trạng vừa sợ hãi <dread> vừa háo hức, và chính vì thế, chiến thắng cuối cùng tạo nên một làn sóng cảm xúc vỡ òa <cathartic emotion>—khoảnh khắc tột đỉnh đã được ghi lại trong bức ảnh. “Hai người này trước trận đấu còn chưa từng quen biết nhau,” nhiếp ảnh gia chia sẻ. “Nhưng nếu nhìn cái ôm ấy, nhìn bức ảnh này, bạn có thể nghĩ họ là hai anh em, cha con hoặc bạn thân từ nhỏ. Nhưng không phải vậy.”


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo <jury> yêu thích hình ảnh này vì nó khắc hoạ sống động <vibrant> đam mê mãnh liệt của người hâm mộ Botafogo đối với bóng đá và đội bóng. Bức ảnh nắm bắt khoảnh khắc thăng hoa <euphoria> chân thực, mỗi người đều thể hiện <display> phản ứng và cảm xúc riêng. Một tầng ý nghĩa nữa được bổ sung <additional> là những cổ động viên này - chiếu trận đấu sân khách lên màn hình lớn - lại ăn mừng trên sân <pitch> nơi lẽ ra thuộc về các cầu thủ. Bức ảnh truyền tải <convey> được năng lượng và tính mãnh liệt <intensity> của trải nghiệm tập thể, biểu hiện <embody> sự gắn kết tràn ngập niềm vui với môn thể thao được yêu thích không chỉ ở Brazil mà trên toàn thế giới.


Ảnh đơn: Aircraft on Flooded Tarmac (Máy bay giữa đường băng ngập nước)

Nhiếp ảnh gia: Anselmo Cunha

Agence France-Presse

📍 20 tháng 5, 2024

Một chiếc Boeing 727-200 bị bao quanh <surrounded> bởi nước lũ trong nhiều tuần sau trận lũ tại Sân bay Quốc tế Salgado Filho ở Porto Alegre, bang Rio Grande do Sul, Brazil.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/3200 - Tiêu cự 135mm - Khẩu độ f/2.5 - ISO 250 - Máy ảnh EOS R6m2

Máy bay Boeing giữa đường băng ngập nước ở Brazil

Người Trung Quốc là nhóm người nhập cư <immigrant> lớn thứ ba tại Mỹ, với tình trạng nhập cư <immigration> trái phép từ Trung Quốc vào Mỹ đã gia tăng đáng kể <significantly> trong hai năm qua. Số người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ phát hiện tại biên giới Mỹ-Mexico đã tăng vọt <surge> từ khoảng <roughly> 2.200 trường hợp (năm 2022) lên 38.200 (năm 2024); trong khi ở biên giới Mỹ-Canada, số liệu cũng tăng gần gấp đôi – từ 6.700 lên 12.400.

Làn sóng di cư này xuất phát từ các vấn đề kinh tế xã hội leo thang <escalating> ở Trung Quốc. Thời gian chờ thẻ xanh kéo dài, cùng sự tăng cường <heighten> giám sát thị thực <visa> du học, làm việc và các loại thị thực dài hạn khác đối với công dân <citizen> Trung Quốc cũng làm tình hình thêm trầm trọng. Việc thiếu triển vọng kinh tế và trở ngại <setback> tài chính do chính sách “Zero COVID” nghiêm ngặt <stringent> của Trung Quốc khiến nhiều người phải tìm kiếm cơ hội ở quốc gia khác. Ngoài ra <Additionally>, việc đàn áp <suppress> tự do ngôn luận <free speech> và tự do tôn giáo cũng góp phần thúc đẩy sự di cư.

Các nền tảng mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong hiện tượng <phenomenon> này, với nhiều video hướng dẫn từng bước cách vượt qua hành trình phức tạp tại biên giới Mỹ - Mexico. Những video này – thường mô tả <depict> các trường hợp vượt biên thành công – đã vẽ nên một bức tranh hấp dẫn nhưng sai lệch <misleading> về cuộc sống tại Mỹ.

Hình ảnh này – vừa siêu thực <otherworldly> vừa gần gũi <intimate> – mô tả những thực tế phức tạp của hành trình di cư tại biên giới vượt ngoài những con số thống kê và tin tức giật gân <sensationalism>. Nó tô đậm sự tuyệt vọng của những người mưu cầu một cuộc sống tốt hơn, đồng thời phơi bày <expose> hiện thực khắc nghiệt <harsh> của những câu chuyện cá nhân thường bị che mờ <obscure> bởi luận điệu <rhetoric> chính trị.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Bức ảnh tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa các vùng xa xôi <distant> thông qua câu chuyện di cư phức tạp – khắc hoạ những người di cư từ châu Á vượt qua Nam và Trung Mỹ để đến Bắc Mỹ. Chất lượng siêu thực của khung hình, kết hợp với <pair with> tình cảm dịu dàng <tenderness> giữa cha mẹ và con cái, khơi gợi suy ngẫm <reflection> và câu hỏi về tương lai bất định <uncertainty> phía trước. Chỉ trong một bức hình, nhiếp ảnh gia đã lột tả được cả sự yếu đuối và sức mạnh kiên cường.


Ảnh đơn: The Last Hope (Hy vọng cuối cùng)

Nhiếp ảnh gia: Gabriela Oráa

Reuters

📍 25 tháng 6, 2024

Lãnh đạo phe đối lập <opposition> ở Venezuela, bà María Corina Machado, chào người ủng hộ khi đứng trên nóc xe trong cuộc vận động tranh cử <campaign rally> cho ứng viên tổng thống <presidential> phe đối lập, ông Edmundo González Urrutia, tại Mérida, Venezuela.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/160 - ISO 1.6 - Máy ảnh Z 6_2

Lãnh đạo phe đối lập ở Venezuela, bà María Corina Machado, chào người ủng hộ

Chính trị gia Venezuela María Corina Machado là lãnh đạo phe bảo thủ <conservative> đối lập với Tổng thống Nicolás Maduro và Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất <United Socialist Party>. Là Điều phối viên <Coordinator> Quốc gia của Vente Venezuela—một đảng chống lại <opposed to> tư tưởng <ideology> Chavismo—bà Machado là một nhà tư bản <capitalist> bảo thủ, từng được mệnh danh là “Người đàn bà thép” của Venezuela.

Năm 2023, bà chiến thắng bầu cử sơ bộ <primary> của phe đối lập để đối đầu với ông Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới <upcoming>, nhưng sau đó <subsequently> bà bị chính quyền Venezuela cấm <bar> tranh cử. Khi Tòa án Tối cao Venezuela giữ nguyên quyết định truất quyền tranh cử của bà vào tháng 1 năm 2024, bà công khai ủng hộ <endorse> cựu <former> đại sứ <ambassador> Edmundo González Urrutia làm ứng viên đại diện cho phe đối lập. Tuy nhiên, bà vẫn tiếp tục dẫn dắt đảng của mình và đồng hành cùng chiến dịch tranh cử của ông Urrutia, thường xuyên xuất hiện trên nóc xe để phát biểu tại các buổi vận động khắp cả nước.

Sau bầu cử, cơ quan bầu cử tuyên bố <declare> ông Maduro giành chiến thắng, nhưng đảng đối lập của ông Urrutia không thừa nhận <contest> kết quả này, viện dẫn <cite> số liệu kiểm phiếu cho thấy ông González mới là người chiến thắng. Những cáo buộc <Allegation> gian lận bầu cử <electoral irregularity> đã khiến Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu đặt nghi vấn về tính hợp pháp <legitimacy> của kết quả <outcome> và yêu cầu công bố đầy đủ dữ liệu bầu cử. Dù ông Maduro tiếp tục nắm quyền và ông González phải sống lưu vong <exile>, bà Machado vẫn lẩn trốn và tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo phe đối lập, và là nhân vật chủ chốt ủng hộ <advocate for> thay đổi chính trị ở Venezuela.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Bức ảnh ấn tượng, được thực hiện xuất sắc này nổi bật <stand out> đối với ban giám khảo. Màu sắc và bố cục sống động, với những bàn tay hướng về phía chính trị gia María Corina Machado, nhấn mạnh <emphasize> sự đón nhận <embrace> và lòng biết ơn của bà đối với người ủng hộ mình. Với khả năng tiếp cận hạn chế ở Venezuela, bức ảnh ghi lại một khoảnh khắc chính trị quan trọng <significant> mà không nhiếp ảnh gia nào khác có thể chụp được, tô đậm sự gắn kết của Machado với người ủng hộ.


Phóng sự ảnh: Lũ lụt tồi tệ nhất lịch sử Brazil (Brazil's Worst-Ever Floods)

Nhiếp ảnh gia: Amanda Maciel Perobelli 

Reuters

📍 6 tháng 5, 2024

Các con phố ngập lụt ở Canoas, một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại Rio Grande do Sul, Brazil.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/4000 - Tiêu cự 42mm - Khẩu độ f/4.5 - ISO 400 - Máy ảnh EOS R1

Các con phố ngập lụt ở Canoas, Rio Grande do Sul, Brazil

📍 5 tháng 5, 2024

Một người đàn ông được khiêng lên từ thuyền sau khi được giải cứu <rescue> khỏi vùng lũ lụt, tại Canoas, Rio Grande do Sul, Brazil. Nỗ lực cứu hộ ưu tiên người cao tuổi <the elderly>, với các đội cứu hộ di chuyển qua những khu vực ngập nước <submerge> để sơ tán <evacuate> những cư dân <resident> dễ bị tổn thương <vulnerable>.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/1600 - Tiêu cự 24mm - Khẩu độ f/4 - ISO 320 - Máy ảnh EOS R1

Đội cứu hộ giải cứu người cao tuổi khỏi vùng lũ lụt

📍 11 tháng 5, 2024

Nông dân João Engelmann kéo <drag> xác <carcass> một con lợn từ phòng ngủ ngập nước của hàng xóm ở Eldorado do Sul, Rio Grande do Sul, Brazil. Tại miền nam Brazil, những trận mưa xối xả <torrential> đã làm ngập gần 6.500 trang trại gia đình, phá huỷ mùa màng <harvest> và silo (kho lưu trữ và bảo quản nông sản), gây thiệt hại nặng nề cho xuất khẩu.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/5000 - Tiêu cự 35mm - Khẩu độ f/1.6 - ISO 5000 - Máy ảnh EOS R1

Nông dân kéo xác lợn từ phòng ngập nước

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Trận lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, Brazil, đã gây ra sự tàn phá môi trường trên diện rộng <widespread>, khiến hơn 600.000 cư dân phải di dời và 183 người thiệt mạng. Chính phủ tuyên bố đây là thảm họa khí hậu lớn nhất từ trước đến nay của bang, với 2,39 triệu người bị ảnh hưởng và những tổn thất lớn về con người, phi con người và kinh tế.

Kết hợp quan sát <observation> thời tiết với kết quả từ mô hình khí hậu, các nhà khoa học ước tính <estimate> rằng biến đổi khí hậu đã khiến hiện tượng ở miền nam Brazil có khả năng xảy ra cao gấp đôi và mạnh hơn khoảng 6% đến 9%. Các chuyên gia từ nhóm World Weather Attribution cho biết, lượng mưa lớn làm ngập lụt <inundate> toàn bộ các thị trấn và phá hủy cơ sở hạ tầng <infrastructure> là một sự kiện "cực kỳ hiếm gặp", dự kiến chỉ xảy ra một lần mỗi 100 đến 250 năm. Nhưng, theo nhóm này, tần suất sẽ còn thấp hơn nếu không do các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch. Thiếu hụt hạ tầng trọng yếu <critical>, nạn phá rừng và quá trình đô thị hóa nhanh chóng <rapid> cũng góp phần làm trầm trọng thêm tác động của thảm họa.

Trên đường phố, chưa một cư dân nào từng chứng kiến <witness> trận lũ lụt có quy mô lớn đến vậy trong đời họ. Trong khi một số người đang cân nhắc từ bỏ tất cả để bắt đầu lại ở nơi khác <elsewhere>, thì những người khác lại tập trung vào việc làm sao để xây dựng lại cuộc sống. João Engelmann và Edite de Almeida đã chọn ở lại và xây dựng lại. "Tôi biết ơn vì chúng tôi đã sống sót, và tôi thương tiếc cho những người đã mất người thân," Edite nói. "Chúng tôi đã đi lên từ con số không. Giờ lại trở về con số không. Và chúng tôi sẽ bắt đầu lại."


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo đánh giá cao dự án này vì đã ghi lại một cách mạnh mẽ thảm họa khí hậu lớn nhất trong lịch sử Brazil. Tác phẩm đã thể hiện được cả quy mô tàn phá <scale of destruction> rộng lớn <vast> và tác động đối với những cá nhân bị ảnh hưởng. Thứ tự hình ảnh được sắp xếp chặt chẽ, di chuyển từ cái nhìn toàn cảnh đến những khoảnh khắc thân mật <intimate>, truyền tải sự bàng hoàng và tàn phá mà các cộng đồng phải trải qua. Cách tiếp cận <approach> của nhiếp ảnh gia mang đến một góc nhìn <perspective> hấp dẫn <compelling> về thiệt hại về người do thảm họa khí hậu, khiến đây trở thành một bộ tư liệu mang tính thời sự và đầy ý nghĩa.


Phóng sự ảnh: Hạn hán ở Amazon (Droughts in the Amazon)

Nhiếp ảnh gia: Musuk Nolte 

Panos Pictures, Bertha Foundation

📍 5 tháng 10, 2024

Một thanh niên mang thức ăn đến cho mẹ sống tại làng Manacapuru, Amazonas, Brazil. Ngôi làng từng có thể tiếp cận <accessible> bằng thuyền, nhưng do hạn hán <drought>, anh ấy phải đi bộ 2km dọc theo lòng sông <riverbed> Solimões khô cạn để đến gặp mẹ.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/2000 - ISO 200 - Máy ảnh GFX50S II

Thanh niên đi bộ 2km dọc theo lòng sông khô cạn

📍 4 tháng 10, 2024

Quang cảnh từ trên không của sông Tarumã, tàu bè không thể đi lại được <unnavigable> do hạn hán. Cảnh quan <landscape> in hằn những vệt dài do chân vịt của thuyền <boat propeller> để lại trước khi không thể băng qua sông được nữa. Manaus, Amazonas, Brazil.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/8000 - ISO 100 - Máy ảnh FC8482

Quang cảnh từ trên không của sông Tarumã, tàu bè không thể đi lại được do hạn hán

📍 7 tháng 10, 2024

Cộng đồng São Francisco de Marina đã bị cô lập <isolate> do hạn hán khiến mực nước xuống thấp. Nhiều ngôi nhà nổi <floating> đã đổ sập <collapse> và các con kênh dùng để di chuyển trên sông không còn khả thi <viable>. Amazonas, Brazil.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/600 - ISO 120 - Máy ảnh FC8482

nhân viên đang đưa thi thể "khách" lên xe

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Thông thường, mực nước ở Amazon sẽ dao động giữa mùa mưa và mùa khô. Tuy nhiên, mùa khô năm nay đặc biệt nghiêm trọng <severe>, gây ra sự sụt giảm mạnh ở tất cả các con sông lớn trong lưu vực <basin> Amazon. Đợt hạn hán đang diễn ra không chỉ đơn thuần <merely> là một hiện tượng tự nhiên; nó có liên quan chặt chẽ đến biến đổi khí hậu.

Theo cơ quan địa chất <geological> Brazil, mực nước sông Negro đo tại cảng Manaus chỉ 12,66m vào đầu tháng 10, thấp hơn nhiều so với mực nước bình thường khoảng 21m. Đây là mức thấp nhất được ghi nhận kể từ khi bắt đầu đo đạc 122 năm trước.

Mực nước giảm <decline> đang đe dọa <threaten> đa dạng sinh học phong phú của khu vực và phá vỡ hệ sinh thái sông quan trọng. Các cộng đồng địa phương vốn phụ thuộc vào <rely on> những con sông này để đánh bắt cá, di chuyển và các sinh kế <livelihood> khác đang đối mặt với những khó khăn <hardship> nghiêm trọng. Nhiều người đã thấy mình bị cô lập, khi thuyền của họ mắc cạn <strand> trên những bãi cát <sandbank> rộng lớn. Khi hạn hán tăng cường <intensify>, nhiều người định cư <settler> phải đối mặt với lựa chọn khó khăn là từ bỏ <abandon> đất đai và sinh kế để đến các khu vực đô thị <urban>, thay đổi vĩnh viễn <permanently> cơ cấu xã hội <social fabric> của vùng này.

Dự án này làm cho những tác động của biến đổi khí hậu, vốn thường rất trừu tượng <abstract> hoặc khó thể hiện, trở thành một thực tế hữu hình và cụ thể <concrete> định hình <shape> tương lai của các cộng đồng dễ tổn thương có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới tự nhiên.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo thấy việc nêu bật dự án này có ý nghĩa quan trọng, vì nó ghi lại trận hạn hán chưa từng có <unprecedented> ở Amazon và tác động sâu sắc <profound> đối với các cộng đồng có mối liên hệ với chu kỳ tự nhiên. Tác phẩm này đã minh họa <illustrate> mạnh mẽ những hậu quả của biến đổi khí hậu — cảnh quan bị thay đổi, sinh kế bị đảo lộn, và nhu cầu thích nghi <adaptation> cấp bách <urgent>. Sự tương phản đáng chú ý <striking> của những khung cảnh khô cằn, giống sa mạc trong khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới đã khiến tình trạng thiếu nước trở nên rõ ràng một cách ám ảnh. Nhiếp ảnh gia đã thể hiện được quy mô <scale> của sự thay đổi môi trường đồng thời tập trung vào trải nghiệm của con người, mang đến một câu chuyện <narrative> trực quan <visual> lôi cuốn về một thực tế đang thay đổi nhanh chóng <rapidly shifting>.


Phóng sự ảnh: Jaidë

Nhiếp ảnh gia: Santiago Mesa

📍 19 tháng 6, 2024

Có thể tới cộng đồng Emberá Dobida ở Puerto Antioquia bằng thuyền qua Sông Bojayá. Cộng đồng này có 141 cư dân <inhabitant>: 31 nam, 27 nữ và 83 trẻ em. Vào ngày 7 tháng 4 năm 2023, Yadira Birry (16 tuổi) đã tự kết thúc cuộc đời mình <take her own life>. Đó là vụ tự tử <suicide> đầu tiên được ghi nhận tại đây. Đêm đó, có thêm ba vụ cố gắng tự sát <suicide attempt> khác. Chocó, Colombia.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1 - ISO 2.5 - Máy ảnh Fujifilm X-Pro3

Có thể tới cộng đồng Emberá Dobida ở Puerto Antioquia bằng thuyền qua Sông Bojayá

📍 19 tháng 6, 2024

Nelli Birry (10 tuổi) đang cầm một con cá vừa bắt được ở Puerto Antioquia, Chocó, Colombia. Cô bé là con gái cả của Liria Cheito, người đã cố tự sát bằng chiếc khăn paruma của mình vào ngày 7 tháng 4 năm 2023, sau khi bị chồng bạo hành <abuse>.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/1000 - ISO 500 - Máy ảnh Fujifilm X-Pro3

Nelli Birry (10 tuổi) đang cầm một con cá vừa bắt được ở Puerto Antioquia, Chocó, Colombia

📍 21 tháng 6, 2024

Cộng đồng Emberá Dobida ở Puerto Antioquia, Chocó, có 141 cư dân và đã ghi nhận hơn 15 vụ cố gắng tự tử kể từ năm 2015. Chocó, Colombia.

Thông số kỹ thuật: 

Tốc độ màn trập 1/1000 - ISO 800 - Máy ảnh Fujifilm X-Pro3

Cộng đồng Emberá Dobida ở Puerto Antioquia, Chocó, có 141 cư dân và đã ghi nhận hơn 15 vụ cố gắng tự tử kể từ năm 2015

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Emberá Dobida là một dân tộc bản địa du mục <nomadic> của Colombia, những người trước đây sinh sống xung quanh sông Bojayá. Nhiều người Emberá đã di cư hoặc bị ép buộc di dời đến Bogotá, chạy trốn <flee> xung đột <conflict> giữa các lực lượng bán quân sự <paramilitary> của Colombia, tìm kiếm sự an toàn và cơ hội.

Số vụ tự tử trong cộng đồng Emberá ở Bojayá, Chocó đã tăng mạnh, từ 15 trường hợp trong giai đoạn 2015-2020 lên 67 vụ tự tử và hơn 400 vụ cố gắng tự tử tính đến năm 2024, theo Nhà thờ Bellavista ở Bojayá. Những câu chuyện như của Yadira Birry, một cô gái 16 tuổi đã tự kết liễu đời mình, và Liria Cheito, người sống sót sau một vụ tự tử không thành vào cùng ngày với Yadira, đã minh họa nỗi đau  đớn và sự tuyệt vọng trong các cộng đồng này.

Tại Bogotá, người Emberá phải đối mặt với sự phân biệt đối xử <discrimination> và bị gạt ra ngoài lề xã hội <marginalization>, sống trong điều kiện quá chật chội và không an toàn làm trầm trọng thêm <exacerbate> cảm giác tuyệt vọng. Ở thủ đô, khoảng 4.000 người Emberá sống trong tình trạng quá tải nghiêm trọng ở các khu dân cư như Parque Nacional, La Rioja và Parque La Florida. Tòa nhà La Rioja, vốn được thiết kế cho 120 người, hiện đang có hơn 1.200 người sinh sống.

Dự án này theo chân cuộc sống của Yadira Birry và Liria Cheito ở Bojayá cùng với những phụ nữ Emberá bị di dời là Jessi và Ahitana ở Bogotá. Việc ghi lại những trải nghiệm của họ tạo ra không gian để suy ngẫm <reflection> và đối thoại, và tìm cách mang đến một cái nhìn toàn diện <comprehensive>, cho thấy cả sự đau khổ và khả năng phục hồi <resilience>, đồng thời thúc đẩy sự thấu hiểu và tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang diễn ra <ongoing crisis> này.

Nếu bạn đang có ý định tự tử, hãy liên hệ với đường dây nóng địa phương. Luôn có sự hỗ trợ dành cho bạn.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo đã bị lay động <moved> bởi cách tiếp cận tinh tế <subtle> và tôn trọng của dự án này đối với một vấn đề nhạy cảm <sensitive>. Nhiếp ảnh gia có tầm nhìn <vision> rõ ràng, bảo vệ danh tính của đối tượng mà vẫn truyền tải một cảm giác mạnh mẽ về tâm trạng và sự thân thiết <intimacy>. Tác phẩm cân bằng giữa các khung hình chi tiết <detail> và toàn cảnh ở Bojayá, nắm bắt được cả khía cạnh <dimension> cá nhân và cấu trúc <structural> của câu chuyện và làm nổi bật sự hạn chế trong tiếp cận y tế ở các cộng đồng xa xôi. Lựa chọn hình ảnh cũng mang tinh thần tích cực <life-affirming>, mời gọi người xem dành thời gian và suy ngẫm sâu sắc hơn.


Dự án dài hạn: Paths of Desperate Hope (Những con đường của hy vọng mong manh)

Nhiếp ảnh gia: Federico Ríos 

Thực hiện cho The New York Times

📍 2 tháng 3, 2023

Một nhóm người di cư Afghanistan, Trung Quốc, Venezuela và Ecuador lội nước <wade> tiến về một chiếc thuyền hướng đến Darién Gap, ở Capurganá, Colombia. Nhiều người Afghanistan chưa từng nhìn thấy đại dương.

Người di cư lên thuyền đến Darien Gap

📍 2 tháng 8, 2023

Hàng ngàn người di cư lội vào sông Rio Muerto ("Sông Chết") tại Darién Gap, nơi nhiều người đã chết đuối <drown> trong dòng nước nguy hiểm <treacherous>. Họ giúp đỡ lẫn nhau để tránh chết đuối trong dòng nước <current> xiết. Rio Muerto, Colombia.

Hàng ngàn người di cư lội vào sông Rio Muerto ("Sông Chết") tại Darién Gap

📍 23 tháng 9, 2022

Một người đàn ông đã chết với tay và cổ bị trói với nhau được nằm trong một cái lều trên đường đi. Chỉ riêng trong năm 2024, ít nhất 55 người thiệt mạng và 180 trẻ em bị bỏ rơi ở Darién, ước tính <estimate> con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều.

Một người đàn ông đã chết với tay và cổ bị trói với nhau được nằm trong một cái lều trên đường đi

📍 6 tháng 10, 2022

Cờ của các quốc gia Nam Mỹ trên đỉnh "Đồi Tử Thần". Hầu như không có sự giám sát của chính phủ ở khu vực Darién, nơi chủ yếu <primarily> bị kiểm soát bởi một tổ chức tội phạm có tên là Clan del Golfo. Các thành viên của nhóm này đối xử với người di cư tương tự cách họ đối xử với hàng lậu <contraband> như ma túy: những hàng hóa <commodity> bị đánh thuế và thao túng <manipulate> nhằm kiếm lợi nhuận.

Cờ của các quốc gia Nam Mỹ trên đỉnh "Đồi Tử Thần"

📍 8 tháng 3, 2024

Cô ấy chạy trốn cái nghèo ở Venezuela, nơi cô làm việc trong một tiệm bánh. Những người đàn ông bịt mặt bao vây <surround> nhóm của cô ấy trong rừng rậm, cô cho biết, và tách đàn ông khỏi phụ nữ. Sau đó, những thủ phạm <perpetrator> "đã chạm vào chúng tôi", cô kể lại, "họ sàm sỡ <grope>, kéo tóc chúng tôi, họ cướp những gì chúng tôi có."

Người di cư từ Venezuela bị cướp và sàm sỡ

* Xem toàn bộ dự án tại ĐÂY.

Cuộc khủng hoảng di cư <migration crisis> toàn cầu đang trở nên nghiệm trọng hơn do đại dịch, biến đổi khí hậu và xung đột leo thang <escalating conflict> trên khắp thế giới. Dự án này ghi lại một trong những tuyến đường di cư quan trọng nhất trên thế giới, tóm lược <encapsulate> đầy đủ các yếu tố đó: Darién Gap, một khu rừng dài 100km rậm rạp <dense> và không có lối đi, nối liền Colombia và Panama. Tuyến đường bộ nguy hiểm này là chặng đường buộc phải vượt qua đối với những người đang cố gắng di cư từ Nam Mỹ đến Hoa Kỳ.

Hơn một triệu người đã liều mình vượt qua tuyến đường này kể từ năm 2021, gần như tất cả đều có ý định đến Hoa Kỳ. Trong năm 2024, đa số <majority> những người vượt rừng Darién là người Venezuela, tuy nhiên cũng có những người di cư từ Afghanistan, Trung Quốc, Cuba, Haiti, Nepal, Ecuador, Peru và các quốc gia khác. Người từ hơn 100 quốc tịch hiện đang di chuyển qua khu rừng này. Người Afghanistan chạy trốn bạo lực <violence> Taliban bắt đầu hành trình bằng cách bay qua biển đến Brazil, sau đó đi xe buýt sang Mỹ Latinh. Người Venezuela thì muốn trốn thoát khỏi đói nghèo và chế độ độc tài <dictatorship>, trong khi người di cư từ Trung Quốc đang trốn chạy chế độ <regime> độc đoán <authoritarian>. Người Ecuador tìm cách thoát khỏi bạo lực và nạn tống tiền <extortion> ngày càng gia tăng từ các băng đảng, và người Haiti, trước đây đã di cư đến Chile và Brazil, giờ đây đang cố gắng tìm kiếm điều kiện sống tốt hơn tại Hoa Kỳ.

Hành trình qua Darién đầy rẫy hiểm nguy <fraught with peril>. Người di cư phải vượt qua rừng rậm, sông, đường núi, lở bùn <mudslide> và những tên cướp <bandit> bắt cóc <kidnap>, hành hung <assault>, hãm hiếp <rape> và giết người. UNICEF báo cáo rằng có tới 40% trong số những người di cư này là trẻ em và thanh niên <adolescent>. Họ thường dấn thân vào <embark on> hành trình chỉ với quần đùi và dép xỏ ngón <flip-flop>, để đồ đạc trong túi nhựa. Số phận <fate> của nhiều người vẫn chưa rõ ra sao. Theo chân nhiều cá nhân trong hành trình của họ qua Darién Gap, dự án này kể những câu chuyện đa dạng <diverse> nhưng <nevertheless> vẫn  hàm chứa các chủ đề phổ quát <universal>


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo cảm thấy dự án này được thực hiện một cách xuất sắc, khắc hoạ chân thực <sincere> và cảm động về tình trạng di cư qua Darién Gap, một trong những tuyến đường di cư quan trọng nhưng nguy hiểm nhất ở châu Mỹ. Nhiếp ảnh gia đã theo chân các gia đình trong hành trình này, thể hiện sự tôn trọng với <give faces to> những người di cư đang tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân hóa <humanize> câu chuyện của họ. Cách lựa chọn <selection> hình ảnh nắm bắt được thách thức và khó khăn của cả cá nhân và môi trường — địa hình <terrain> nguy hiểm và các mối đe dọa <threat> từ động vật hoang dã <wildlife> cũng như từ con người (tội phạm có tổ chức) — đồng thời cho thấy niềm hy vọng và nỗi tuyệt vọng đã thúc đẩy những gia đình này tiến lên. Mỗi hình ảnh phản ánh sự đa dạng của những người trên tuyến đường này và thực tế khắc nghiệt <harsh> trong hành trình của họ, biến đây thành một câu chuyện mạnh mẽ và ý nghĩa về di cư toàn cầu.

Comments


©2021 bởi Transderledge. Tự hào được xây dựng từ Wix.com

bottom of page