top of page

Cuộc thi Ảnh báo chí thế giới 2025 (Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Đại Dương)

Đã cập nhật: 24 thg 5

2025 World Press Photo Contest (Asia-Pacific and Oceania)

World Press Photo (March 27, 2025)

Mức độ: C - Khó

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

3275

100%

A1

1752

53%

A2

345

11%

B1

206

6%

B2

257

8%

C1

123

4%

Không phân loại

592

18%

Candida Ng, Trưởng Ban giám khảo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Đại Dương: “Với vai trò giám khảo, chúng tôi muốn đảm bảo rằng các quốc gia trong khu vực được đại diện một cách đầy đủ và chính xác. Tôi hy vọng những tác phẩm được chọn lần này sẽ khiến người xem muốn tìm hiểu nhiều hơn về châu Á.”

Ảnh đơn: Korea Adoption Fraud (Gian lận nhận con nuôi tại Hàn Quốc)

Nhiếp ảnh gia: Jae C. Hong

Hãng thông tấn: Associated Press

📍 31 tháng 5, 2024

Nicole Motta (bên trái) và cha ruột của cô, ông Jang Dae-chang, lau <wipe> nước mắt <tears> sau cuộc hội ngộ/đoàn tụ <reunion> xúc động <emotional> tại Seoul, Hàn Quốc, sau gần 40 năm xa cách.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/800 - ISO 1.6 - Máy ảnh Sony ILCE-9M3

Hai cha con Hàn Quốc đoàn tụ

Theo hồ sơ của Nicole, cô ấy được nhận nuôi <adopt> từ một trại trẻ mồ côi <orphanage> ở Hàn Quốc vào năm 1985, sau khi được họ hàng và hàng xóm chăm sóc. Cha ruột cô, ông Dae-chang, phải đi làm xa trong khoảng thời gian dài <for long stretches> và vợ ông thì chật vật <struggle> nuôi ba con nhỏ một mình. Dae-chang kể với Nicole rằng khi trở về sau một chuyến đi dài, ông phát hiện con gái đã biến mất. Khi đi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, ông mới biết họ hàng đã đem cô cho người khác. Từ đó, ông ấy cắt đứt liên lạc với họ và hoàn toàn không hay biết con mình đã được nhận nuôi và sang nước ngoài.

Khoảng 200.000 trẻ em Hàn Quốc đã được nhận làm con nuôi tại Hoa Kỳ kể từ những năm 1950, khi trẻ mồ côi do chiến tranh tìm gia đình mới ở nước ngoài <overseas> sau sự tàn phá của Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên. Sau đó, việc nhận con nuôi <adoption> giữa các quốc gia tăng vọt <surge> nhưng không được kiểm soát <govern> chặt chẽ bởi luật quốc tế. Mãi đến năm 1995, Công ước <Convention> Hague mới chính thức có hiệu lực <come into force> nhằm điều chỉnh <regulate> hoạt động này và bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn người <trafficking>. Mỹ chỉ bắt đầu thực hiện <implement> công ước từ năm 2008.

Những đứa trẻ như Nicole lớn lên luôn khao khát tìm lại cội nguồn <root>, nhưng rồi phát hiện câu chuyện đời mình không như những gì họ nghĩ. Năm 2024, một cuộc điều tra <investigation> của Associated Press (AP) đối với hơn 80 người được nhận nuôi <adoptee> đã tiết lộ <uncover> chứng cứ làm lung lay suy nghĩ phổ biến về trẻ “bị bỏ rơi” <abandoned> được đưa đi làm con nuôi ở Mỹ. Kết quả điều tra của AP vạch trần những vụ làm giả <falsification> giấy tờ <paperwork>, các tổ chức ép buộc <coercion> cha mẹ giao con, sự đồng lõa <complicity> trong một số trường hợp giữa chính phủ Hàn Quốc và Mỹ, và cả việc tráo đổi danh tính – những đứa trẻ không thể xuất cảnh (ví dụ vì bệnh tật) được thay thế bởi những đứa trẻ khác.

Ủy ban Sự thật và Hòa giải (Truth and Reconciliation Commission) đã bắt đầu điều tra vấn đề nhận con nuôi tại Hàn Quốc từ năm 2022. Tính đến năm 2025, khoảng 360 người được nhận nuôi đã yêu cầu uỷ ban <commission> điều tra hoàn cảnh <circumstance> nhận nuôi của mình. Bê bối <scandal> tại Hàn Quốc, cùng các vụ việc tương tự ở Việt Nam, Ethiopia và những quốc gia khác, thúc đẩy <prompt> việc rà soát lại chính sách trên toàn cầu. Thụy Sĩ, Hà Lan, Đan Mạch, Na Uy, Vương quốc Anh và Bỉ nằm trong số các quốc gia đang xem xét lại chính sách hoặc hiện đã cấm việc nhận con nuôi quốc tế.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Nhiếp ảnh gia đã chụp lại <capture> chính xác <precise> khoảnh khắc đoàn tụ giữa cha và con gái, truyền tải <convey> những cảm xúc mãnh liệt đan xen: tiếc nuối <regret>, tội lỗi <shame> nhẹ nhõm <relief>. Một bức ảnh tĩnh lặng nhưng nói lên nhiều điều, cho phép người xem chứng kiến <witness> khoảnh khắc riêng tư này mà không cảm thấy sự hiện diện <presence> của nhiếp ảnh gia làm lu mờ <overshadow>. Bức ảnh đưa người xem vào khoảnh khắc đó – như thể đang đứng bên cạnh hai nhân vật để làm chứng <bear witness> – điều này đặc biệt có ý nghĩa <significant> bởi chủ đề gian lận <fraudulent> trong nhận con nuôi quốc tế vẫn chưa được đưa tin đầy đủ <underreported>.


Ảnh đơn: Gabriel Medina During the Paris 2024 Olympic Games (Gabriel Medina tại Thế vận hội Paris 2024)

Nhiếp ảnh gia: Jerome Brouillet

Hãng thông tấn: Agence France-Presse

📍 29 tháng 7, 2024

Vận động viên Gabriel Medina người Brazil nhảy lên với vẻ đắc thắng <triumphantly> từ một con sóng lớn trong vòng 5 nội dung lướt sóng nam của Thế vận hội 2024 tại Teahupo’o, Tahiti, Polynésie thuộc Pháp.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/1600 - Khẩu độ F/8 - ISO 280 - Máy ảnh Nikon Z 9

Gabriel Medina tại Thế vận hội Paris 2024

Medina đạt điểm gần tuyệt đối 9.9, kết thúc phần thi với động tác "kick-out" (ngả người dồn trọng lượng ra sau ván khiến ván bật lên không trung), đồng thời chỉ tay lên trời ăn mừng chiến thắng. Bức ảnh nhanh chóng lan truyền <circulate> rộng rãi, thu hút hơn 9,5 triệu lượt thích chỉ riêng trên Instagram của Medina.

Bắt đầu lướt sóng từ năm 8 tuổi, Medina làm nên lịch sử khi trở thành người Brazil đầu tiên vô địch thế giới năm 2014. Anh tiếp tục thống trị <dominate> môn thể thao này, thắng <clinch> hai chức vô địch nữa vào năm 2018 và 2021, được công nhận <accolade> là vận động viên lướt sóng xuất sắc nhất thế giới. Tuy nhiên, tại Thế vận hội Tokyo 2020, anh để thua sát nút trước Kanoa Igarashi (Nhật Bản). Tưởng chừng năm 2024 báo hiệu <herald> một màn comeback, khi anh đánh bại Igarashi ở vòng 5 này, nhưng sau cùng anh ấy chỉ giành huy chương <medal> đồng, xếp sau Kauli Vaast (Pháp) và Jack Robinson (Úc).

Lướt sóng lần đầu tiên xuất hiện <debut> tại Thế vận hội Tokyo 2020. Với Olympic Paris 2024, môn này được tổ chức cách nước chủ nhà gần 26.000 km, tại Tahiti ,Polynésie - vùng lãnh thổ bán tự trị <semi-autonomous> thuộc Pháp - nổi tiếng <renowned> với những con sóng dữ.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Bức ảnh thể thao ấn tượng <striking> này ghi lại một khoảnh khắc hoàn hảo, nơi tất cả yếu tố kết hợp một cách hài hoà: động tác <gesture> của Medina, vị trí <position> ván lướt sóng và bàn chân của anh ấy. Màu sắc rực rỡ <vibrant> tương phản mạnh với bầu trời u ám, tạo nên một khoảnh khắc hiếm có nơi kỹ năng và may mắn hội tụ, khiến bức ảnh trở nên nổi bật.


Ảnh đơn: The Impact of Nickel Mining on Halmahera Island (Tác động của khai thác nickel trên đảo Halmahera)

Nhiếp ảnh gia: Mas Agung Wilis Yudha Baskoro

Thực hiện cho: China Global South Project

📍 12 tháng 8, 2024

Công nhân đi tới nhà máy luyện <smelt> chế biến <process> nickel ở Weda, Halmahera, Indonesia giữa những trận mưa lớn kéo dài hai ngày, gây lũ lụt ảnh hưởng đến khoảng 6.500 người.

Công nhân Indonesia đi tới nhà máy nickel

Vịnh Weda trên đảo Halmahera, tỉnh <province> Bắc Maluku của Indonesia, hiện chiếm tới 17% sản lượng nickel toàn cầu – nhưng cái giá phải trả là ô nhiễm môi trường.

Trong thập kỷ qua, hoạt động khai thác <mining> nickel ở Indonesia bùng nổ <ramp up>. Quốc gia này hiện cung cấp gần một nửa sản lượng <output> toàn cầu của kim loại thiết yếu cho pin xe điện và lưu trữ <storage> năng lượng tái tạo. Năm 2020, chính phủ Indonesia cấm xuất khẩu quặng <ore> nickel nhằm phát triển ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm nickel nội địa <domestic>, thay vì chỉ xuất khẩu nguyên liệu thô <raw>. Việc này buộc các công ty như ở Vịnh Weda phải chế biến quặng trước khi bán. Tuy nhiên, cả khai thác lẫn chế biến nickel đều gây hại <harm> tới môi trường.

Trước kia, cư dân quanh Vịnh Weda chủ yếu sống bằng nghề đánh cá và trồng trọt các loại cây như đinh hương <cloves>, ca cao và dừa. Ngày nay, hàng ngàn người chuyển sang làm công nghiệp; các hoạt động công nghiệp thay thế rừng và ruộng, phá huỷ lá chắn phòng vệ tự nhiên của môi trường, làm ô nhiễm không khí và nước. Climate Rights International (CRI) cho biết đã có ít nhất 5.331 ha rừng nhiệt đới <tropical> bị chặt phá trong các khu vực khai thác nickel (mặc dù những người chịu trách nhiệm tuyên bố rằng họ đang trồng lại nhiều loài <species> cây địa phương). Nghiên cứu chỉ ra rằng nạn phá rừng <deforestation> góp phần làm lũ lụt ngày càng xảy ra thường xuyên và kéo dài.

Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí do luyện nickel và nhiệt điện than tăng cao. Một trạm y tế địa phương ghi nhận tỷ lệ bệnh hô hấp <respiratory> tăng gấp 25 lần từ năm 2020 đến 2023. Ngư dân cho biết sản lượng đánh bắt giảm mạnh và biển bị ô nhiễm bởi dầu và chất thải <effluent> công nghiệp. Phá rừng đầu nguồn <upstream> khiến sông (nguồn nước sinh hoạt) đổi sang màu nâu bùn, đồng thời đe dọa <threat> đến quyền đất đai và đời sống truyền thống của các cộng đồng bản địa <Indigenous>.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Bức ảnh lột tả tác động của các doanh nghiệp nước ngoài và hoạt động khai thác đến cộng đồng địa phương, tập hợp <pull together> nhiều vấn đề phức tạp như khai thác <exploitation> nguyên liệu thô <raw>, ô nhiễm môi trường, và quyền lực doanh nghiệp <corporate power>, chỉ trong một khung hình. Phần tiền cảnh <foreground> mạnh mẽ nhấn mạnh <emphasize> sự đan xen <intertwine> giữa chu kỳ xã hội và môi trường cũng như bẫy <trap> công nghiệp hóa, do đó <whereby> cộng đồng địa phương trở nên phụ thuộc <dependent> vào việc làm công nghiệp <industrial>, chính điều đó đang tàn phá môi trường. Ánh nhìn trực diện từ những công nhân trong bức ảnh kéo người xem vào câu chuyện, nêu bật thiệt hại <toll> đối với con người do những vấn đề này gây ra.


Phóng sự ảnh: No More Monkey Mania in Thai Town (Thị trấn Thái Lan không còn "cuồng khỉ")

Nhiếp ảnh gia: Chalinee Thirasupa

Hãng thông tấn: Reuters

📍 25 tháng 5, 2024

Một người đàn ông gần đền <temple> Phra Prang Sam Yot, điểm nóng về khỉ ở Lopburi, Thái Lan, xịt cồn để ngăn khỉ đuôi dài (long-tailed macaques) không lấy trộm hàng hóa.

Con người xịt cồn để xua đuổi khỉ

📍 3 tháng 2, 2024

Một con khỉ đuôi dài tấn công Lakkhana Pattanajan – nhân viên cửa hàng đối diện đền Phra Prang Sam Yot, ở Lopburi, Thái Lan, vài tháng trước khi chính quyền bắt đầu chiến dịch triệt sản <sterilization> khỉ.

Khỉ đuôi dài tấn công con người

📍 5 tháng 6, 2024

Chủ tiệm <shopkeeper> Supaporn Reanprayoorn ôm chú khỉ cưng tên “Sweet” trong cửa hàng của mình đối diện đền Phra Prang Sam Yot, ở Lopburi, Thái Lan, khi chính quyền bắt đầu bắt <capture> khỉ để triệt sản. Một số cư dân <resident> yêu quý khỉ và xem chúng là một phần không thể tách rời <inseparable> của thành phố. Thỉnh thoảng Supaporn cho chúng đồ ăn. "Hãy đề chúng lại để chụp ảnh cùng du khách – chỉ 100-200 con thôi." cô nói.

Người dân ôm khỉ

📍 25 tháng 5, 2024

Một chú khỉ đuôi dài con được cho sử dụng thuốc an thần <sedate> để bác sĩ thú y <veterinarian> từ Cục Vườn Quốc gia và Bảo tồn <Conservation> Động Thực vật hoang dã tiến hành quy trình <procedure> triệt sản tại Lopburi, Thái Lan.

Triệt sản khỉ

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Khỉ đuôi dài – được tin là mang lại may mắn <fortune> – là biểu tượng gắn liền với Lopburi, phía bắc Bangkok, Thái Lan, đến mức thành phố này được mệnh danh là “thành phố khỉ”. Nhưng số lượng khỉ gia tăng chóng mặt đã gây ra nhiều vấn đề, buộc <compel> chính quyền địa phương phải can thiệp <intervene> bằng chương trình triệt sản để kiểm soát tình hình.

Qua nhiều thế hệ, khỉ đuôi dài chủ yếu tụ tập quanh đền cổ Phra Prang Sam Yot và miếu <shrine> Sarn Phra Karn của Lopburi, nơi chúng được một số người coi là linh thiêng <sacred>. Du khách kéo đến <flock> để ngắm nhìn và cho chúng trái cây. Nhiều người dân cũng yêu quý loài vật <creature> này, cho ăn và thậm chí tổ chức cả tiệc <banquet> hoa quả cho chúng trong "Lễ hội khỉ" vào tháng 11 hằng năm.

Qua nhiều năm, số lượng khỉ tại trung tâm thành phố Lopburi bùng nổ, vượt 3.121 con vào năm 2020. Chúng ngày càng hung dữ <increasingly aggressive> khi cạnh tranh thức ăn, tấn công cư dân, trộm cắp và đánh nhau. Lệnh phong toả do đại dịch COVID-19 khiến tình hình thêm tồi tệ <exacerbate> khi có rất ít người cho khỉ ăn - du lịch ngưng trệ, người dân phải ở trong nhà. Những con khỉ cướp giật <marauding> càng trở nên hung hăng <belligerent> hơn, xông vào các tòa nhà và gây tai nạn. Một số người bắt đầu <take to> phải nhốt chúng trong nhà của mình, dùng ná cao su <slingshots>  xua đuổi. Có người cố gắng dỗ dành <placate> chúng bằng đồ ăn vặt, trong khi những người khác cho rằng chính những món ăn vặt đó kích động <hype up> hành vi xấu của chúng.

Sau đại dịch, rõ ràng là vấn đề này đã vượt khỏi tầm kiểm soát <out of hand>. Từ tháng 4/2024, chính quyền  can thiệp nhằm đưa tình hình trở lại trật tự. Họ đẩy mạnh <boost> chương trình triệt sản đã khởi động từ thời COVID, đồng thời đưa ra kế hoạch <scheme> giữ <confine> lũ khỉ trong một khu vực được chỉ định <designated>.

Năm tháng sau khi chiến dịch bắt đầu, sự hỗn loạn <pandemonium> do khỉ gây ra tại Lopburi cuối cùng cũng được kiểm soát, với khoảng 1.600 con bị nhốt <captivity> – dù không ít cư dân tiếc nuối <regret> vì một phần không thể thiếu <integral> của thành phố đang dần biến mất <vanish>.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Được ban giám khảo yêu thích, loạt ảnh này khơi gợi <provoke> phản ứng mạnh mẽ với cách khắc hoạ đầy cuốn hút về sự tương tác <interaction> giữa con người và động vật. Thay vì mô tả <depict> cảnh động vật bị xua đuổi, đàn khỉ ở đây lại bạo gan <embolden> đối đầu với con người do đại dịch COVID-19. Phóng sự ảnh ấn tượng này làm nổi bật sự đảo ngược vai trò ấy, và khiến người xem suy ngẫm <reflection> về ranh giới <boundary> đang thay đổi <evolving> giữa con người và sinh vật hoang dã <wildlife>.


Phóng sự ảnh: Four Storms, 12 Days (Bốn trận bão, 12 ngày)

Nhiếp ảnh gia: Noel Celis

Hãng thông tấn: Associated Press

📍 11 tháng 11, 2024

Người dân mang vác đồ đạc khi nước sông dâng cao ở thành phố Ilagan, tỉnh Isabela, miền bắc Philippines, sau những trận mưa lớn do bão Toraji gây ra. Cơn bão <typhoon> đã làm cây cối gãy đổ, mất điện và chặn các tuyến đường, khiến công tác cứu trợ <relief> trở nên khó khăn.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/2000 - Tiêu cự 24mm - Khẩu độ f/3.2 - ISO 640 - Máy ảnh Z 9

Người dân Philippines mang vác đồ đạc khi nước sông dâng cao

📍 8 tháng 10, 2024

Một cậu bé ráng chợp mắt trong ngôi nhà ngập nước của mình ở Buguey, Cagayan, miền bắc Philippines, sau cơn bão Yinxing.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/80 - Tiêu cự 24mm - Khẩu độ f/1.6 - ISO 10 - Máy ảnh Z 9

Một cậu bé ngủ trong nhà ngập nước

📍 15 tháng 11, 2024

Mọi người giải cứu một con bò bị mắc kẹt trong đống đổ nát ở vùng nước lũ do Bão Usagi gây ra, tại Gonzaga, Cagayan, miền bắc Philippines. Cơn bão đã phá hủy cơ sở hạ tầng và gây ra thiệt hại lớn về nông nghiệp.

Thông tin kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/2500 - Tiêu cự 24mm - Khẩu độ f/4.5 - ISO 400 - Máy ảnh Z 9

Người biểu tình bị thương

📍 25 tháng 10, 2024

Những khung ảnh tốt nghiệp và ảnh gia đình được phơi khô trên chiếc ghế sofa hư hỏng vì lũ, sau nhiều trận mưa liên tục trong cơn bão nhiệt đới Trami, tại thành phố Naga, Camarines Sur, miền bắc Philippines.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/13000 - Tiêu cự 24mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 500 - Máy ảnh Z 9

Phơi khô ảnh tốt nghiệp và ảnh gia đình sau trận lũ

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Trong cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2024, bốn cơn bão cyclone liên tiếp <consecutive> – ba trong số đó phát triển thành bão typhoon – đã đổ bộ Philippines. Đầu tiên là bão nhiệt đới <Tropical> Trami, tiếp theo lần lượt là Yinxing (tên địa phương là Marce), Toraji (Nika), và Usagi (Ofel). Những trận bão liên tiếp <successive> đã khiến ít nhất 160 người thiệt mạng, hàng triệu người phải sơ tán và tàn phá <devastate> các vùng đất canh tác, nhà cửa và cơ sở hạ tầng <infrastructure>, chủ yếu ở vùng phía bắc Luzon. Đường phố bị ngập và cảng biển phải đóng cửa đã gây trở ngại lớn cho công tác cứu trợ, chính phủ phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước láng giềng <neighboring> để có thêm máy bay <aircraft> vận chuyển lương thực, nước uống và nhu yếu phẩm đến các ngôi làng bị cô lập <isolated>.

Philippines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm, và chúng ngày càng trở nên thường xuyên <frequent> và khắc nghiệt hơn. Báo cáo Chu kỳ Đánh giá Biến đổi Khí hậu của Philippines (Philippine Climate Change Assessment Cycle) chỉ ra rằng kể từ năm 2012, số lượng bão đổ bộ nước này đã tăng 210%. Các nhà khoa học đóng góp <contribute> cho báo cáo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) cho biết lượng mưa do bão gây ra tăng mạnh. 

Các nghiên cứu khác cho thấy khủng hoảng <crisis> khí hậu đang làm gia tăng mưa rất to và lũ lụt trên toàn thế giới. Năm 2024, lượng mưa kỷ lục và lũ quét <flash flood> đã xảy ra tại Tây Ban Nha, cùng với các trận lụt tàn phá ở miền nam Trung Quốc, Brazil và khắp khu vực Trung Âu.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Phóng sự ảnh này nêu bật sự gia tăng tần suất <frequency> thiên tai <natural disaster> ở Đông Nam Á, khắc hoạ cách mà con người đang dần phải làm quen với <accustomed to> các hiện tượng như vậy. Bộ ảnh được biên tập <edit> theo cách kinh điển, những khoảnh khắc riêng tư <intimate> đặt cạnh <juxtapose> quy mô rộng lớn của các cơn bão, thể hiện cả tác động đối với cá nhân lẫn hậu quả ở cấp địa phương và quốc gia. Sự kết hợp <combination> giữa các bức ảnh chụp ban ngày và ban đêm nhấn mạnh tính chất dai dẳng của hiện tượng thời tiết cực đoan, đồng thời duy trì <maintain> tính thẩm mỹ <aesthetic> nhất quán <consistent> xuyên suốt.


Phóng sự ảnh: A Nation in Conflict (Một quốc gia xung đột)

Nhiếp ảnh gia: Ye Aung Thu

📍 22 tháng 1, 2024

Những người nổi dậy <insurgent> thuộc Lực lượng Phòng vệ Dân tộc Karenni (Karenni Nationalities Defense Force - KNDF), liên minh với <in alliance with> Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (People's Defense Force - PDF) và được hỗ trợ bởi các y sĩ <medic> tiền tuyến <front-line> của Free Burma Rangers (một phong trào nhân đạo <humanitarian> đa sắc tộc), tập hợp trong rừng trước khi mở cuộc tấn công vào căn cứ của chính quyền quân sự <junta> tại thị trấn Hpasawng, bang Kayah (Karenni), Myanmar.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/800 - Tiêu cự 28mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 320 - Máy ảnh Z 6_2

Các lực lượng phòng vệ tập hợp trong rừng

📍 7 tháng 5, 2023

Thường dân <Civilian> trú ẩn <shelter> trong hang động <cave>, chiếu đèn vào một con nhện ở Demoso, bang Kayah (Karenni), Myanmar. Sau những cuộc không kích liên tục ngày lẫn đêm của chính quyền quân sự trong tuần đó, người dân không dám <dare> ở nhà mà phải ngủ trong hang. Theo <According to> một báo cáo của Liên Hợp Quốc, khoảng 5.000 dân thường đã thiệt mạng kể từ cuộc đảo chính <coup> năm 2021.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/20 - Tiêu cự 28mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 2 - Máy ảnh Z 6_2

Đội Ứng phó với Voi đi tuần tra

📍 21 tháng 4, 2024

Các chiến binh thuộc Lực lượng Giải phóng Quốc gia Karen (Karen National Liberation Army) và Lực lượng Đặc nhiệm PDF khai hỏa súng máy hạng nặng trong một cuộc tấn công vào trại lính của chính quyền quân sự tại Taungsoon, bang Kayin, Myanmar.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/25 - Tiêu cự 28mm - Khẩu độ f/2.8 - ISO 125 - Máy ảnh Z 6_2

Các chiến binh tấn công trại lính của chính quyền quân sự

* Xem toàn bộ phóng sự tại ĐÂY.

Myanmar đã chìm trong xung đột nội bộ <internal conflict> suốt hàng thập kỷ, gần đây nhất là cuộc đảo chính quân sự <military> năm 2021, khơi mào <spark> các cuộc biểu tình lan rộng <widespread>. Sự trả đũa <retaliation> tàn bạo <harsh> từ phía chính quyền quân sự <junta> – bao gồm nổ súng trực tiếp vào người biểu tình <protester>, đột kích <raid> ban đêm để bắt người chống đối <dissident>, thẩm vấn <interrogation>, tra tấn <torture> hành quyết <execution> – dẫn đến nổi dậy và cách mạng <revolution> có vũ trang <armed>. Các lực lượng dân quân khác nhau, liên kết với nhau thành Lực lượng Phòng vệ Nhân dân (PDF), đã tăng cường kháng chiến <resistance> vào năm 2024.

Vì các nhóm phiến quân dân tộc này phân bố khắp cả nước, quân đội Myanmar phải chiến đấu trên nhiều <numerous> mặt trận, từ vùng biên giới giáp Ấn Độ, Trung Quốc và Thái Lan cho đến khu vực trung tâm <heartland> đất nước. Năm 2024, quân đội chịu tổn thất nặng nề nhất từ trước đến nay. Viện Hòa bình Hoa Kỳ (The United States Institute for Peace - USIP) cho biết 91 thị trấn và 167 tiểu đoàn <battalion> quân đội hiện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi loạn <rebel>, song vẫn chưa tìm ra giải pháp <resolution>. Viện dự báo xung đột sẽ còn leo thang <escalate> tại các khu đô thị <urban> và vùng trung tâm Myanmar trong năm 2025, thậm chí tình hình có thể tồi tệ hơn nếu chính quyền quân sự cố <attempt to> tổ chức bầu cử.

Nhiếp ảnh gia từng trải qua cuộc đảo chính quân sự năm 1988 khi mới sáu tuổi, và chứng kiến lịch sử lặp lại vào năm 2021 khi con trai của anh cũng lên sáu. Kể từ đó, anh đã đi khắp đất nước để ghi lại hình ảnh các nhóm nổi dậy, đồng thời quan sát Myanmar đang mất đi cả một thế hệ khi chính quyền áp đặt nghĩa vụ quân sự <conscription> bắt buộc <mandatory> với những người trên 18 tuổi: rất nhiều người gia nhập lực lượng nổi dậy hoặc rời khỏi đất nước.


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo xúc động trước sự tận tâm <commitment> của nhiếp ảnh gia trong việc đưa tin về cuộc nội chiến <civil war> Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021. Bộ ảnh xuất sắc này đã khắc hoạ rõ nét các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống của những người tham gia Lực lượng Phòng vệ Nhân dân. Nỗ lực phi thường của nhiếp ảnh gia để ghi lại và đưa cuộc xung đột đang diễn ra này đến với công chúng là minh chứng mạnh mẽ cho sự cống hiến <dedication> của anh ấy đối với chủ đề.


Dự án dài hạn: Te Urewera – The Living Ancestor of Tūhoe People (Tổ tiên sống của người Tūhoe)

Nhiếp ảnh gia: Tatsiana Chypsanava

Tổ chức: Pulitzer Center, New Zealand Geographic

📍 22 tháng 8, 2014

Người Tūhoe biểu diễn haka – một điệu nhảy và nghi thức chào mừng truyền thống (đôi khi cũng là khẩu hiệu thách thức) – tại Tāneatua, New Zealand, khi các quan chức <official> chính phủ đến dự lễ ký kết Tūhoe–Chính phủ năm 2014, chính phủ chính thức xin lỗi về những bất công <injustice> trong quá khứ.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/80 - ISO 250 - Máy ảnh Nikon D700

Người Tūhoe biểu diễn haka

📍 2 tháng 9, 2017

Carol Teepa (64 tuổi) ngồi trong bếp của mình ở Ruatoki, New Zealand, cùng cháu gái nhỏ nhất tên Mia và con trai nuôi (whāngai son) Wanea – một trong hơn 20 đứa trẻ mà bà nhận nuôi <adopt> theo tập tục whāngai của người Māori, nhằm phát huy truyền thống và gắn kết gia đình. Những đứa trẻ whāngai thường giữ <maintain> quan hệ với cả gia đình ruột và gia đình nuôi, góp phần gìn giữ di sản <heritage> văn hóa và giúp các mối quan hệ gia đình thêm bền chặt.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/100 - ISO 1 - Máy ảnh Nikon D810

Người Māori ôm con nuôi trong bếp

📍 23 tháng 4, 2024

Một tam giác màu cam nhỏ trên cây dẻ gai <beech> đánh dấu đường đi tại Lake Waikaremoana Great Walk – con đường quanh co <winding> len qua những hệ sinh thái <ecosystem> đa dạng <diverse>, bao gồm rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh <pristine rainforest> và vùng đất ngập nước <wetland> độc đáo, nằm trong khu vực Waikaremoana, New Zealand. Từ năm 2014, tuyến đường dài 46km này được người Tūhoe quản lý, nhằm kết nối du khách với vùng đất tổ tiên của họ.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/320 - ISO 250 - Máy ảnh Nikon D850

Hai mẹ con ôm nhau

📍 24 tháng 1, 2022

Tapu Teepa (10 tuổi) cầm một con brushtail possum mắc bẫy <trap> ở ngọn núi gần nông trại gia đình ở Ruatoki, New Zealand. Possum được đưa từ Úc sang New Zealand vào thế kỷ 19, trong một nỗ lực để <in an attempt to> phát triển ngành lông thú. Tuy nhiên, hiện chúng được xem là loài xâm lấn gây hại <invasive pest> nghiêm trọng nhất New Zealand, tàn phá <wreak havoc> rừng bản địa và nông trại. Lông của chúng có thể bán với giá khoảng 100 NZD (57 USD) mỗi kg.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 1/320 - ISO 64 - Máy ảnh Nikon D810

Cậu bé bản địa cầm một con brushtail possum

📍 6 tháng 7, 2024

Cộng đồng người Tūhoe tại Ruatāhuna tập trung vào lúc bình minh <dawn> ở Ruatāhuna, New Zealand, để chào đón Matariki – Tết truyền thống của người Māori – bằng các hoạt động ăn mừng <fesstivity> tôn vinh <honor> di sản văn hóa và sự gắn kết của họ với vùng đất này. Lễ hautapu, nghĩa là “dâng lễ vật <offering> thiêng liêng lên các vì sao”. Buổi lễ bao gồm ăn tiệc sản vật địa phương và kể chuyện về những người thân đã khuất <pass away>, nhằm thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

Thông số kỹ thuật:

Tốc độ màn trập 5 - ISO 2 - Máy ảnh Nikon D850

Cộng đồng người Tūhoe chào đón Matariki

* Xem toàn bộ dự án tại ĐÂY.

Người Ngāi Tūhoe ở vùng Te Urewera thuộc New Zealand được biết đến với tên gọi “Ngā Tamariki o te Kohu” – “Những đứa trẻ trong sương” (Children of the Mist). Người ta nói rằng họ sinh ra từ chính vùng đất này, những con người có tổ tiên <ancestor> "trỗi dậy" <spring forth> từ đất và đá của Te Urewera từ thuở xa xưa. Người Tūhoe luôn giữ tinh thần độc lập mãnh liệt <staunchly>. Với vùng đất hẻo lánh trên đảo Bắc, ban đầu, họ gần như không có liên hệ gì với những người Anh đến khai hoang. Ngay cả khi phải đối mặt với những cuộc xâm lược <incursion> dữ dội từ chính phủ vào vùng Te Urewera, họ vẫn tiếp tục kháng cự <resist> sự thuộc địa hoá <colonization>, vừa hạn chế tương tác <interaction> với thực dân <settler> vừa chiến đấu để giữ vững quyền tự trị <autonomy>.

Người Tūhoe chưa bao giờ đánh mất mỗi liên hệ với ngôn ngữ và bản sắc văn hóa của mình. Năm 2014, chính phủ New Zealand công nhận “tư cách pháp nhân” (legal personhood) đối với Te Urewera – vùng đất tổ tiên của người  Tūhoe và trước đây là một vườn quốc gia - đây một khái niệm <concept> pháp lý trao quyền cho vùng đất tương tự như <akin to> một con người. Điều này cho phép người Tūhoe quản lý quê hương <homeland> theo triết lý văn hóa của họ (Te Kawa), đề cao mối quan hệ <kinship> với thiên nhiên và các khái niệm như mauri (sinh khí <life essence>).

Sự thay đổi chính sách gần đây của chính phủ cánh hữu <right-wing> New Zealand bị cho là cản trở tiến trình thúc đẩy quyền của người bản địa <Indigenous>. Những thay đổi này có nguy cơ gạt bỏ tiếng nói của iwi (các bộ tộc Māori) trong quá trình ra quyết định <decision-making> cải cách <reform>. Căng thẳng <tension> vẫn tồn tại <persist> giữa hoạt động bảo tồn của phương Tây và lối quản lý <stewardship> của người bản địa (kaitiakitanga): iwi đòi <assert> quyền quản lý độc lập đối với đất tổ, trong khi một số nhà bảo tồn <conservationist> ưu tiên hệ sinh thái không có con người, dẫn đến việc xem nhẹ <sideline> chủ quyền <sovereignty> của người bản địa. Mặc dù đã có những mô hình đồng quản lý như ở Te Urewera, sự mất cân bằng quyền lực từ thời thuộc địa vẫn còn, đặc biệt trong các quyết định sử dụng đất đai.

Dù đối mặt với nhiều thách thức, cách tiếp cận <approach> của người Tūhoe thể hiện bước tiến đáng kể <significant> trong việc khẳng định vai trò trung tâm của họ đối với quản lý môi trường, đồng thời gìn giữ văn hóa và cộng đồng. Giống như nhiều người Tūhoe khác, John Rangikapua Teepa từng sống hàng chục năm ở thành phố trước khi trở về trang trại sữa của dòng họ tại Ruatoki, Te Urewera, cùng vợ và sáu người con. Họ làm theo truyền thống whāngai, nhận nuôi hơn 20 đứa trẻ, nuôi dưỡng <foster> cảm giác cộng đồng và sự tiếp nối <continuity>. Hợp nhất với các trang trại gia đình khác, đất đai của họ tạo nên Tataiwhetu Trust. Được thành lập <Established> vào những năm 1980 bởi sáu gia đình thuộc bộ tộc Ngāti Rongo, trang trại này từng bị bỏ hoang suốt nhiều năm trước khi được hồi sinh <revitalize> và trở thành nhà sản xuất sữa hữu cơ <organic dairy> hàng đầu, vận hành theo triết lý <philosophy>: “Ka ora te whenua, ka ora te tangata” – “Đất khỏe mạnh thì người khỏe mạnh”. 


🗣 Nhận xét của ban giám khảo:

Ban giám khảo nhận thấy dự án này nổi bật nhờ cái nhìn tỉ mỉ <detailed>, đầy sức mạnh về cuộc đấu tranh giành lại đất tổ và quyền bản địa của người Ngāi Tūhoe. Dự án ghi lại những mâu thuẫn về quản trị đang diễn ra <ongoing> giữa lối sống <ways of being> tại Te Urewera và tri thức phương Tây, cùng với những căng thẳng đến từ các phong trào chính trị cực hữu <far-right>. Thông qua loạt hình ảnh sâu sắc, tác phẩm mở ra cuộc đối thoại trực quan <visual> đầy thuyết phục <compelling> về mối quan hệ với đất đai và bảo tồn <preservation> văn hóa, đồng thời làm nổi bật một cộng đồng ít được truyền thông đưa tin.

Comments


©2021 bởi Transderledge. Tự hào được xây dựng từ Wix.com

bottom of page