top of page
Ảnh của tác giảTransderledge

Vị trí thứ 4 tại Giải Ngoại hạng Anh mùa này gần như sẽ là thất bại xứng đáng

A fourth-place Premier League finish this season will almost be rewarding failure

The Telegraph (By Jeremy Wilson – 19 April 2022)

Level: B – Trung bình

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

820

100%

A1

528

64%

A2

81

10%

B1

38

5%

B2

42

5%

C1

28

3%

Không phân loại

103

13%

Arsenal, Manchester United và phần nào đó là cả Tottenham Hotspur đều đã hụt hơi <falter> trong cuộc đua vào top 4

"Arteta đã thay đổi văn hóa câu lạc bộ như thế nào." Đó là dòng tiêu đề <headline> trên trang web chính thức của Arsenal, vào ngày <date> 19 tháng 8 năm 2020.

“Câu lạc bộ tiến hành <conduct> xem xét lại văn hóa từ trên xuống dưới <top-to-bottom>” là tiêu đề xuất hiện trên trang web Athletic vào sáng thứ Hai (18/4/2022), nói về cách Arsenal đã thuê một công ty <firm> tư vấn <consultancy> với nỗ lực <attempt> kết nối với lịch sử lâu đời, đầy danh hiệu <trophy-laden> của câu lạc bộ. Nếu họ để thua trước Chelsea vào thứ Tư (Arsenal đã thắng Chelsea với tỉ số 4-2), Arsenal sẽ lần đầu tiên bị đánh bại trong 4 trận đấu liên tiếp <consecutive> ở Giải Ngoại hạng Anh từ năm 1995. Thêm vào đó là khởi đầu tồi tệ nhất trong gần 70 mùa giải, bạn có thể hiểu tại sao có cảm giác rằng những sai sót <flaw>nhược điểm <frailty> cơ bản vẫn tồn tại <persist>.

5 năm không tham dự Champions League cho thấy đây rõ ràng <decidedly> là một nhiệm vụ khó khăn <uphill>, nhưng nếu văn hóa câu lạc bộ được tái khởi động thành công thì Manchester United, một gã khổng lồ khác cũng đang chật vật của bóng đá Anh, có thể sẽ làm những điều tương tự.

Có lẽ Tottenham Hotspur cũng vậy. HLV Antonio Conte đã công khai <openly> chỉ ra những khiếm khuyết <deficiency> cả về chất lượng kỹ thuật và tinh thần <psyche> của đội bóng <squad>. Ông thậm chí có vẻ đã sẵn sàng cân nhắc về tương lai của mình chỉ 7 tuần trước, sau chuỗi 4 thất bại <defeat> trong 5 trận đấu.

Nhưng đây mới là vấn đề <here’s the rub>.

Arsenal, Tottenham hay Manchester United vẫn cókhả năng <odds-on> giành quyền tham dự Champions League và coi mùa giải này là một thành công vừa đủ. Điều đó thể hiện phong độ đảo lộn <topsy-turvy> hoàn toàn hơn là chất lượng của bất kỳ ứng cử viên <contender> nào cho cuộc đua top 4.

Chỉ cần nhìn lướt qua <glance> bảng xếp hạng và các tiêu chuẩn đã được đặt ra trước đó, ta có thể thấy rõ <evident> cả 3 đội đều bị Manchester City, Liverpool và cả Chelsea bỏ xa.

Với phong độ hiện tại, 67 hoặc 68 điểm vẫn đủ để đảm bảo <secure> vị trí thứ tư. Con số đó thấp hơn so với mức trung bình của Giải Ngoại hạng Anh trong quá khứ nhưng ý nghĩa quan trọng hơn đáng kể <considerable> là cách Liverpool và Manchester City đã giành được 90 điểm để trở nên thống trị <dominant> trong những mùa giải gần đây.

Nguồn: The Telegraph

Số điểm này cao hơn nhiều so với các tiêu chuẩn <norm> trước đây, đặc biệt là đối với đội xếp thứ hai và cho thấy một khoảng cách lớn <gaping chasm> vẫn còn đối với Arsenal, Tottenham và Manchester United, bất kể <regardless> đội nào thực sự chiếm ưu thế <prevail>.

Nguồn: The Telegraph

Manchester United đã cải thiện vị trí của họ vào thứ Bảy (16/4/2022) bằng việc đánh bại Norwich 3-2, ngay cả khi cảnh tượng bất ổn <unrest> trước trận đấu và những chiếc ghế trống trong 17 phút đầu tiên - để phản đối 17 năm sở hữu <ownership> của nhà Glazer - đã nhấn mạnh sự bất mãn <dissatisfaction> hiện tại.

Trận thua 0-1 của Arsenal trước Southampton một lần nữa cho thấy <illustrate> sự thiếu hụt sức mạnh tấn công khi cầu thủ ghi bản nhiều nhất của đội tại Giải Ngoại hạng Anh - Bukayo Saka - mới chỉ có 9 bàn sau 31 trận.

Vấn đề trên sân <on-field> của Tottenham lại rất khác, và những khó khăn <constraint> tài chính sau khi họ chuyển sân vận động không nên bị xem nhẹ, nhưng điểm chung là sự không nhất quán rõ rệt <stark> về kết quả và màn trình diễn của 3 đội.

Ít nhất, huấn luyện viên mới Conte dường như đang giải quyết <tackling>trực tiếp <head-on> điều đó và với 5 chức vô địch Ý và Anh trong thập kỷ qua, thật thú vị khi nghe ông đề cập đến vấn đề này hai tháng trước.

“Vấn đề là bạn không thể mua được tâm lý chiến thắng,” ông giải thích. “Bạn thay đổi nó từng ngày. Có những cầu thủ cởi mở hơn và họ hiểu quá trình một cách nhanh chóng. Những người khác cần thêm thời gian để hiểu điều này.

“Theo tôi, tâm lý chiến thắng có nghĩa là khi bạn chơi, tôi sẵn sàng giết bạn và sống sót. Đây là sự khác biệt. Những trận thua làm bạn tổn thương rất nhiều.” Đó là cách nhìn nhận <outlook> chung của tất cả những người huấn luyện viên giỏi nhất và Conte chắc chắn <undoubtedly> nằm trong số họ, dù cho Tottenham đã trượt chân <slip> tại Brighton vào thứ Bảy.

Chúng ta có thể thực sự cảm nhận được sự cấp bách <urgency> như vậy ở Arsenal hay Manchester United không?

Hợp đồng <contract> mới của Ole-Gunnar Solskjaer vào mùa hè năm ngoái chắc chắn đã chỉ rõ vấn đề <tell its own story>. Câu lạc bộ được cho là lớn nhất thế giới bỏ phiếu tín nhiệm <vote of confidence> cho một huấn luyện viên mà trong gần ba năm đã không giành được bất kỳ danh hiệu <trophy> nào và không thể đến gần chức vô địch Ngoại hạng Anh.

Đến tận tháng Hai mới có tin Mikel Arteta gia hạn <extend> hợp đồng với Arsenal. Quyết định đó có lẽ <presumably> bây giờ sẽ được chờ đợi, nhưng, ngay cả khi Arsenal có trở lại Champions League (giải đấu mà họ đã tham dự 19 lần liên tiếp dưới thời Arsene Wenger), thì cũng cần nhắc lại <recall> rằng Liverpool chưa bao giờ đứng ngoài top 4 trong suốt những mùa giải dưới thời Jurgen Klopp.

Thành công của Wenger và Klopp là một lời nhắc nhở <reminder> rằng, dù quyền lực của một huấn luyện viên đã giảm bớt <dilute>, văn hóa câu lạc bộ vẫn luôn <invariably> được xây dựng từ hàng ghế cầu thủ <dugout>. Kể từ thời Mauricio Pochettino, bây giời Tottenham cuối cùng cũng đang đi đúng hướng <on the right track>. Chúng tôi rất mong chờ tác động của Erik ten Hag nhưng sự thể hiện gần đây của Manchester United và Arsenal chắc chắn vẫn chưa thuyết phục <unconvincing>.

9 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Opmerkingen


bottom of page