top of page

100 người có ảnh hưởng nhất thế giới (Nhà lãnh đạo)

TIME 100 most influential people 2023 (Leaders)

TIME (April 13, 2023 6:32 a.m. EDT)

Mức độ: C - Khó

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

3578

100%

A1

2119

59%

A2

324

9%

B1

184

5%

B2

226

6%

C1

144

4%

Không phân loại

581

16%


Olena Zelenska

VIẾT BỞI JILL BIDEN

Nguồn: Maxim Dondyuk for TIME

Là một nhà biên kịch làm việc ở hậu trường, cô ấy chưa bao giờ đòi hỏi sự chú ý <spotlight>. Là bà mẹ hai con, cô chưa từng mong muốn trở thành trung tâm của một đất nước đang có chiến tranh.

Olena Zelenska không mong đợi mình sẽ trở thành một chiến binh <warrior> cho người dân Ukraine, nhưng cô ấy đã đáp lại lời kêu gọi này bằng lòng dũng cảm <courage> quên mình.

Tôi đã gặp Đệ nhất Phu nhân <First Lady> Ukraine vào Ngày của Mẹ năm ngoái tại một thị trấn nhỏ gần biên giới Ukraine, chỉ vài tháng sau khi cuộc chiến tranh xâm lược <war of aggression> vô cớ <unprovoked> của Nga bắt đầu. Theo bản năng <Instinctively>, chúng tôi ôm lấy nhau—hai người mẹ, hai quốc gia, cùng đến đây vì hòa bình. Trong nụ cười căng thẳng <strain> của cô, tôi có thể thấy gánh nặng mà cô ấy đang mang trên vai: mất ngủ vì tiếng bom rơi, những câu chuyện <tale> về sự tàn bạo <atrocity> mà cô sẽ không bao giờ quên. Tuy nhiên, trong mắt cô ấy đầy sự quyết tâm <determination> mãnh liệt <fierce>phẩm cách <dignity>, điều mà đã định nghĩa dân tộc của cô.

Cô ấy có thể cùng gia đình chạy trốn <flee>. Người mẹ nào sẽ đổ lỗi <blame> cho cô chứ? Nhưng cô ấy vẫn ở lại. Cô ở lại vì tự do <freedom> dân chủ <democracy> xứng đáng <deserve> được bảo vệ <defend>. Cô ấy ở lại để cho thế giới thấy rằng trái tim/tình yêu và hy vọng có thể khiến bạo chúa <tyrant> lớn nhất trở nên nhỏ bé. Cô ấy ở lại vì các con của mình - vì tương lai của chúng, và tương lai của tất cả người dân Ukraine.

Olena Zelenska là một người mẹ. Người bảo vệ. Niềm tự hào <pride> của Ukraine. Một điểm sáng hy vọng cho những người cô ấy yêu thương.

  • Biden là đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ


Luiz Inácio Lula da Silva

VIẾT BỞI AL GORE

Nguồn: Amanda Perobelli—Reuters

Trong năm vừa qua, ý chí chính trị cho hành động chống biến đổi khí hậu đã nở rộ: Hoa Kỳ đưa ra khoản đầu tư <investment> vào các giải pháp khí hậu lớn <significant> nhất trong lịch sử của quốc gia này với Đạo luật Giảm lạm phát <Inflation Reduction Act>; Úc bầu ra <elect> một chính phủ ủng hộ khí hậu và cam kết giảm lượng khí thải <emission> nhiều hơn; và sau nhiều năm chịu sự suy thoái <degradation>hủy hoại <destruction> môi trường được nhà nước phê chuẩn <state-sanctioned>, người dân Brazil đã chọn một con đường mới bằng cách bầu chọn một nhà đấu tranh cho khí hậu: Luiz Inácio Lula da Silva.

Với tư cách là Tổng thống, Lula đã cam kết <pledge> sẽ củng cố vị thế của Brazil trên thế giới—làm mới sự cam kết <commitment> của đất nước đối với nền dân chủ, công lý <justice> công bằng <fairness> kinh tế. Nhưng không có lĩnh vực nào khác mà ông có thể tạo ra tác động đáng kể hơn là đối với cuộc khủng hoảng <crisis> kép về khí hậu và đa dạng sinh học. Brazil sở hữu một trong những kỳ quan thiên nhiên quan trọng nhất của trái đất: rừng mưa Amazon. Sau nhiều năm nạn phá rừng và cháy rừng gia tăng, Amazon đang chuyển đổi <transform> từ một bể chứa carbon thành một nguồn phát thải ròng (lượng CO2 thải ra nhiều hơn lượng CO2 hấp thụ). Tổng thống Lula đã cam kết bảo vệ rừng Amazon và ông đã từng làm được điều đó—giảm 72% nạn phá rừng trong nhiệm kỳ trước của mình. Từ giải quyết <tackle> vấn đề mất rừng cho đến đẩy nhanh <accelerate> quá trình chuyển đổi <transition> năng lượng sạch của Brazil, sự lãnh đạo <leadership> của Tổng thống Lula sẽ rất quan trọng <critical> trong thập kỷ quyết định <decisive> này đối với hành động vì khí hậu.

  • Gore là cựu <former> Phó <Vice>Tổng thống Hoa Kỳ, đồng thời là người sáng lập <founder> chủ tịch <chairman> Dự án khí hậu thực tế (the Climate Reality Project)


Hakeem Jeffries

VIẾT BỞI NANCY PELOSI

Nguồn: Tom Williams—CQ Roll Call/AP

Hakeem Jeffries trở thành lãnh đạo Đảng Dân chủ với sự ủng hộ nhiệt tình <enthusiastic> thống nhất <unified> của các Đảng viên Đảng Dân chủ tại Hạ viện. Với bài phát biểu <remark> khai mạc khích động <rousing> của anh ấy tại Hạ viện, sự ủng hộ đó đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình <catch fire> của những người theo Đảng Dân chủ và cả những người khác trên khắp đất nước.

Mỗi ngày, Hakeem lãnh đạo bằng các giá trị và tầm nhìn <vision>, kiến thức và tư duy chiến lược <strategic> của mình—luôn đặt con người lên trên chính trị.

Khi trở thành lãnh đạo quốc hội <congressional> gốc Phi đầu tiên, Hakeem đã làm nên lịch sử <make history>. Dưới sự lãnh đạo của anh, đảng Dân chủ sẽ tiến bộ. Lãnh đạo Jeffries đã làm rất tốt <terrific> trong cuộc đấu tranh cho các giá trị của Đảng Dân chủ và chống lại chủ nghĩa cực đoan <extremism> của Đảng Cộng hòa.

Thách thức là rất lớn. Nhưng tôi biết công việc này, tôi biết Hakeem và tôi biết anh ấy sẽ thành công. Lãnh đạo Jeffries là một người có đức tin <faith>, lòng yêu nước <patriotism> và sự tôn trọng đối với lời tuyên thệ <oath> mà chúng ta đưa ra để bảo vệ Hiến pháp <Constitution>.

Cả <entire> đất nước sẽ được hưởng lợi từ vị trí lãnh đạo mới của anh ấy—và một ngày không xa, anh sẽ trở thành một Chủ tịch Hạ viện xuất sắc!

  • Pelosi, thuộc đảng Dân chủ, là nữ Chủ tịch danh dự <Emerita> của Hạ viện <House of Representatives>


Evan Gershkovich

VIẾT BỞI SIMON SHUSTER

Nguồn: The Wall Street Journal/AP

Dưới thời Vladimir Putin, các phóng viên đã bị bỏ tù <jail>, bị đánh đập trên đường phố và bị sát hại. Vào tháng 3, Điện Kremlin đã mở một mặt trận nữa trong cuộc chiến với báo chí bằng cách buộc tội gián điệp <espionage> đối với Evan Gershkovich, một phóng viên <reporter> đáng kính của tờ Wall Street Journal. Anh phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm. Là con trai của những người di cư/lưu vong <émigrés> từ Liên Xô đến Mỹ, Gershkovich hiểu những rủi ro khi đưa tin về Nga. Vào tháng 7, anh ấy đã mô tả công việc này như một “thói quen đều đặn là quan sát những người mà bạn biết bị nhốt/khoá <lock away> trong nhiều năm.” Khi đó, cuộc xâm lược <invasion> Ukraine của Nga đã bước sang tháng thứ sáu và hầu hết các phương tiện truyền thông độc lập đã rời khỏi Moscow để tránh làn sóng ngược đãi <persecution> thời chiến <wartime>. Gershkovich quyết định không bỏ đi, một điều mạo hiểm làm nhiều nhà báo chùn bước, đặc biệt là khi thấy anh bị bắt. Trường hợp của Gershkovich giống như <resemble> một cuộc khủng hoảng con tin <hostage>. Putin có thể sử dụng nó để ép <squeeze> Mỹ nhượng bộ <concession>, và nếu kết quả là đất nước của ông bị cô lập <isolation> hơn nữa, thì ông ấy cũng không thấy có vấn đề gì <suit him just fine>. Càng ít nhà báo như Gershkovich ở Nga, Putin càng có nhiều tự do <freedom> để cai trị bằng những lời dối trá.

  • Shuster là phóng viên <correspondent> cấp cao/lâu năm <senior> của TIME


Janet Yellen

VIẾT BỞI LARRY SUMMERS

Nguồn: Tom Williams—Pool/Getty Images

Không một ai từng được chuẩn bị tốt hơn Janet Yellen để dẫn dắt Hoa Kỳ ứng phó với một cuộc khủng hoảng tài chính. Là người duy nhất trong lịch sử giữ vai trò cố vấn kinh tế trưởng <chief> của Tổng thống, phó chủ tịch và chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang <Federal Reserve>, và Bộ trưởng Tài chính/Ngân khố, Yellen đã là trung tâm của vũ trụ <universe> tài chính trong một thế hệ (a generation = 25-30 năm). Tính chính trực <integrity>sự nhạy bén <acumen> trong phân tích của bà ấy được mọi người ngưỡng mộ. Với việc đất nước đang đối mặt với nguy cơ/hiểm hoạ <peril> lạm phát <inflation>, suy thoái <recession>, khả năng vỡ nợ <default> và khủng hoảng ngân hàng lan rộng <metastasize>, sự thành công của nhiệm kỳ tổng thống <presidency> Biden và vị thế của nước Mỹ trên thế giới phụ thuộc vào <rest on> các phán đoán <judgment> chính sách của bà. Các hành động của các cơ quan tài chính Hoa Kỳ, dưới sự lãnh đạo <leadership> của Yellen, sau sự sụp đổ <collapse> của Ngân hàng Thung lũng Silicon vào đầu tháng 3 đã mang lại sự ổn định <stability> và ngăn chặn tình trạng rút tiền gửi hàng loạt <bank run>. Rõ ràng là Bộ trưởng Tài chính Yellen đã và sẽ tiếp tục làm nên lịch sử.

  • Summers là giáo sư và cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ


Sherry Rehman

VIẾT BỞI JENNIFER MORGAN

Nguồn: Asim Hafeez—Bloomberg/Getty Images

Cuộc khủng hoảng khí hậu có nhiều khía cạnh khủng khiếp, nhưng một trong những điều đáng lo ngại <distressing> nhất là nó đang ảnh hưởng nặng nề nhất đến những quốc gia ít phải chịu trách nhiệm nhất về nó. Pakistan chỉ gây ra một phần nhỏ <fraction> lượng khí thải <emission> toàn cầu, nhưng cuộc khủng hoảng khí hậu đã khiến hơn một phần ba quốc gia này bị ngập lụt vào năm ngoái. Nước vẫn chưa rút <recede> hoàn toàn <fully> khi Sherry Rehman đến Ai Cập để tham dự COP27, hội nghị thượng đỉnh <summit> về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc, vào tháng 11. Ở đó, với tư cách là Bộ trưởng <Minister> Bộ Biến đổi Khí hậu của Pakistan, bà lên tiếng cho những người đã mất tất cả vì lũ lụt. Thông qua những bài phát biểu mạnh mẽ <impassioned>sự tham gia <engagement> đàm phán <negotiation> không biết mệt mỏi <tireless>, bà đã thuyết phục được nhiều đại biểu <delegate> rằng sự bất công <injustice> trắng trợn <blatant> này phải chấm dứt. COP27 đã kết thúc với một quyết định mang tính lịch sử—lần đầu tiên cộng đồng thế giới đồng ý thiết lập <establish> các thỏa thuận tài trợ <funding> tổn thất và thiệt hại mới để hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương <vulnerable> nhất. Đây là một bước tiến lớn hướng tới công lý <justice> khí hậu, nhưng chúng ta vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Chúng ta sẽ cần thêm nhiều người như Sherry Rehman trong suốt hành trình này.

  • Morgan là Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao kiêm Đặc phái viên <special envoy> về biến đổi khí hậu quốc tế của Đức


Mitch McConnell

VIẾT BỞI BILL FRIST

Nguồn: Al Drago—Bloomberg/Getty Images

Năm nay, Mitch McConnell đã trở thành lãnh đạo Thượng viện nắm chức vụ lâu nhất trong lịch sử—và điều này xảy ra là có lý do. Ông ấy lãnh đạo một cách xuất sắc, cứ hai năm một lần lại được các đồng nghiệp của ông xác nhận một cách áp đảo. Quan điểm <perspective> của tôi được tô điểm <color> bởi bốn năm ông ấy làm Nghị viên Kỷ luật <whip> trong nhiệm kỳ lãnh đạo của tôi. Ngày nào tôi cũng thấy phong cách của ông: lãnh đạo <leadership> rõ ràng <clarity>, khả năng <command> thuyết phục kỳ lạ <uncanny> niềm tin <conviction> vững chắc/kiên định <unwavering>, gắn liền với các nguyên tắc <principle> của Đảng Cộng hòa. Sự tinh thông các quy tắc Thượng viện của ông đã trở thành huyền thoại <legendary>, và việc ông biến đổi <transformation> cơ quan tư pháp <judiciary> liên bang được biết đến rộng rãi <widely>, nhưng điều mà hầu hết mọi người có thể không thấy được là ông sẵn sàng <willingness> đàm phán <negotiate> và đạt được lợi ích chung bằng cách làm việc với “phía bên kia”. Trong năm qua, ông đã lãnh đạo các nỗ lực lưỡng đảng <bipartisan> nhằm tìm kiếm và đảm bảo <secure> nguồn tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine, và Tổng thống Biden đã nói với ông rằng luật cơ sở hạ tầng <infrastructure> quy mô lớn <massive> của lưỡng đảng năm 2021 “sẽ không xảy ra nếu không có bàn tay của ông.” Mitch biết khi nào và làm thế nào để đạt được một thỏa thuận <cut a deal>.

  • Frist, thuộc Đảng Cộng hòa, là cựu lãnh đạo phe đa số <majority> tại Thượng viện <Senate> Hoa Kỳ


Anthony Albanese

VIẾT BỞI JUSTIN TRUDEAU

Nguồn: Lisa Maree Williams—Getty Images

Những người tiến bộ <progressive> trên khắp thế giới thống nhất với ý tưởng rằng chúng ta không nên để ai bị bỏ lại phía sau. Bất kể bạn là ai hay bạn đến từ đâu, bạn nên có mọi cơ hội để thành công trong cuộc sống. Rất ít chính trị gia là hiện thân của <embody> hành trình đó như Anthony Albanese. Từ khi lớn lên trong khu nhà ở <housing> xã hội cho đến khi nhậm chức <take office> Thủ tướng <Prime Minister> mới của Australia vào mùa xuân năm ngoái, ông là biểu tượng của hy vọng và cảm hứng <inspiration>. Ông ấy nỗ lực để nâng cao và khuếch đại <amplify> tiếng nói của những người cần được lắng nghe, đặc biệt là những dân tộc bản địa <Indigenous>. Chính phủ của ông hỗ trợ những người cần nó nhất, tin rằng chúng ta cần thực hiện hành động chống biến đổi khí hậu đầy tham vọng và kiên định ủng hộ nền dân chủ <democracy> trước mối đe dọa <threat> chưa từng có <unprecedented>. Trong một thế giới mà con người ngày càng <increasingly> không chắc chắn về tương lai của họ và gia đình, các chính trị gia rất dễ gieo rắc <sow> nỗi sợ hãi và sự chia rẽ <division>. Để chọn con đường của hy vọng và cơ hội cần có lòng can đảm <courage> to lớn <immense>, và Anthony Albanese có điều đó.

  • Trudeau là thủ tướng của Canada


Margrethe Vestager

VIẾT BỞI AYESHA JAVED

Nguồn: Martin Bertrand—Majority World/Universal Images Group/Getty Images

Được mệnh danh là bà hoàng kỹ thuật số của Liên minh châu Âu, Margrethe Vestager đã đối đầu với <take on> những gã khổng lồ công nghệ như Alphabet, Amazon, Apple và Meta kể từ khi trở thành Ủy viên <Commissioner> phụ trách chính sách cạnh tranh của châu Âu vào năm 2014. Làm việc <operate> cách xa Thung lũng Silicon, Vestager đang dẫn đầu cuộc đàn áp <crackdown> toàn cầu đối với sức mạnh/quyền lực thị trường của Các công ty công nghệ lớn. Các cuộc điều tra <investigation> của bà ấy đã dẫn đến những khoản tiền phạt <fine> lớn, cũng như các quy tắc nghiêm ngặt <strict> hơn. Vào tháng 9, Vestager và Ủy ban Châu Âu đã giành chiến thắng trong trận chiến lịch sử với Google (thuộc sở hữu của Alphabet), dẫn đến khoản tiền phạt kỷ lục 4,125 tỷ euro (4,5 tỷ USD) liên quan đến các hành vi lạm dụng <abuse> trên thị trường di động, diễn ra tại Tòa sơ thẩm Liên minh châu Âu. Bây giờ bà phải đối mặt với sự kháng cự <resistance> từ một số công ty lớn nhất của Hoa Kỳ khi E.U. thúc đẩy thông qua các quy tắc báo cáo trợ cấp <subsidy> nước ngoài. Bà ấy cũng có thể sớm có một vài mục tiêu mới trong tầm nhìn của mình — bà để mắt đến sự cạnh tranh trong metaverse và đã thúc giục <urge> một thỏa thuận về việc thiết lập các hàng rào cho trí tuệ nhân tạo <artificial>.

  • Javed là biên tập viên cấp cao của TIME


Joe Biden

VIẾT BỞI BRIAN BENNETT

Nguồn: Olivier Douliery—AFP/Getty Images

Joe Biden thích nói rằng đánh cược <bet> vào việc chống lại người dân Mỹ không bao giờ là một ý kiến hay. Ron Klain, Chánh văn phòng đầu tiên của ông, lại có quan điểm khác: “Chống lại Joe Biden không bao giờ là một vụ đánh cược tốt.” Khi tăng cường/tăng tốc <ramp up> cho một chiến dịch tái tranh cử có khả năng xảy ra, Biden có thể chỉ ra một bảng điểm dày đặc các thành tích <accomplishment>: hàng trăm tỷ đô la để chống <combat> biến đổi khí hậu; giới hạn <cap> chi phí thuốc hàng năm <annual> cho những người mua bảo hiểm Medicare; các khoản đầu tư <investment> mang tính lịch sử vào đường sá, cầu cống và truy cập băng thông rộng <broadband>; đưa người phụ nữ gốc Phi đầu tiên vào Tòa án Tối cao <Supreme>; thông qua luật kiểm soát súng đầu tiên sau một thế hệ (30 năm); và những lần bổ nhiệm của Bộ tư pháp để điều tra tài liệu. Chưa kể đến việc tái khẳng định <reassert> vị thế của Mỹ trên trường quốc tế bằng cách tập hợp <rally> các đồng minh <ally> xung quanh Ukraine, sáu tháng sau cuộc rút quân <withdrawal of troops> thảm khốc <disastrous> khỏi Afghanistan. Tuy nhiên, số phiếu của Biden vẫn ‘underwater’ (tỷ lệ ủng hộ ít hơn tỷ lệ phản đối) trong bối cảnh <amid> nền kinh tế không ổn định. Điều trớ trêu <irony> đối với Biden là nhiều thành tựu của ông sẽ không được cảm nhận đầy đủ <fully> cho đến nhiều năm sau khi cử tri bảy tỏ quan điểm của mình vào năm 2024. Việc truyền đạt rõ ràng <get sth across> những thành tích đó sẽ là trách nhiệm của Biden nếu ông đắc cử nhiệm kỳ thứ hai.

  • Bennett là phóng viên cấp cao của TIME


Samuel Alito

VIẾT BỞI TESSA BERENSON ROGERS

Nguồn: Olivier Douliery—AFP/Getty Images

Vào tháng 6 năm 2022, dự án kéo dài nửa thế kỷ của phong trào pháp lý bảo thủ <conservative> nhằm lật ngược <overturn> Roe v. Wade đã được hoàn thành bằng một nét bút <stroke> của Samuel Alito.

Không phải ngẫu nhiên mà Alito, một tín đồ <stalwart> Công giáo thuộc cánh hữu của Tòa án Tối cao kể từ nhiệm kỳ tổng thống <presidency> George W. Bush, đã được chọn để viết ý kiến đa số trong phán quyết <decision> hạn chế <roll back - to reduce the influence of particular laws, rules, etc.> quyền phá thai <abortion> trên toàn quốc <nationwide>cải cách <reshape> việc chăm sóc sức khỏe sinh sản <reproductive> ở Hoa Kỳ. Phán quyết của ông về vụ Dobbs v. Tổ chức Y tế Phụ nữ Jackson—đã bị rò rỉ <leak> trong một vụ vi phạm <breach> nghi thức <protocol> của Tòa án Tối cao gây chấn động <stunning> vài tuần trước khi được công bố chính thức—rất gay gắt <strident>tự tin <self-assured>, tuyên bố <declare> rằng rõ ràng Roe đã “sai nghiêm trọng” và so sánh nó với vụ án tai tiếng <infamous> mà đã thiết lập <establish> học thuyết <doctrine> phân chia “tách biệt nhưng bình đẳng” (separate but equal).

Phá thai đã được đưa trở lại chính trường <political arena>, và một thế hệ phụ nữ mới đang chiến đấu cho quyền sinh sản như bà của họ đã từng làm. Alito đã làm việc tại Tòa án Tối cao được 17 năm. Nhưng vào năm 2022, ông ấy đã củng cố <cement> di sản <legacy> của mình.

  • Rogers là biên tập viên của TIME


Gustavo Petro

VIẾT BỞI GABRIEL BORIC

Nguồn: Sebastian Barros—NurPhoto/Getty Images

Khi Gustavo Petro nhậm chức <assume> tổng thống Colombia vào tháng 8 năm 2022, tôi đã may mắn có mặt ở đó để nhìn thấy đường phố Bogotá đông nghịt người—và tràn đầy hy vọng. Gustavo, lãnh đạo của một liên minh <coalition> chính trị lịch sử, đã xây dựng một chương trình đầy tham vọng và mang tính biến đổi. Với chủ nghĩa thực dụng <pragmatism> cần có để thực thi <exercise> quyền lực, ông ấy đã xây dựng những liên minh <alliance> rộng lớn <broad> cho phép ông đối thoại với hầu hết các lực lượng dân chủ <democratic> trên đất nước mình. Ngôi sao phương bắc/kim chỉ nam của ông là làm sâu sắc thêm kế hoạch hòa bình của Colombia, sử dụng tất cả kiến thức thu được <gain> trong những năm gần đây tại một lãnh thổ <territory> đã bị bao vây <besiege> bởi bạo lực <violence> quá lâu, cùng với việc tái thiết <rebuild> sự thống nhất <unity> của Mỹ Latinh hơn cả <beyond> những lời hoa mỹ <rhetoric>—một mục tiêu chung của chúng ta. Gustavo cũng dám <dare> nói về những vấn đề phức tạp, chẳng hạn như sự thất bại <failure> của chính sách chống ma túy được Hoa Kỳ ủng hộ/hỗ trợ <champion> và sự cần thiết phải đại tu <overhaul> chính sách đó; sự phân phối của cải <wealth distribution> công bằng trong nước và trên thế giới; và việc cấp thiết <imperative> phải quan tâm đến môi trường trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Ông là một nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định khó khăn và học hỏi nhanh. Tôi vô cùng <deeply> tôn trọng ông ấy và các dự án mà ông thể hiện.

  • Boric là Tổng thống Chile


Gina Raimondo

VIẾT BỞI JACK REED

Nguồn: Ting Shen—Bloomberg/Getty Images

Vào năm 1971, mẹ tôi bảo tôi đến thăm hàng xóm để chúc mừng <congratulate> về đứa con mới chào đời của họ, Gina Marie Raimondo. Tôi không hề biết rằng cô bé xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp lao động này sẽ trở thành nữ thống đốc <governor> đầu tiên của Rhode IslandBộ trưởng Thương mại <Commerce> Hoa Kỳ.

Sự thông minh, kỹ năng và đạo đức <ethic> nghề nghiệp của Gina đã thúc đẩy <fuel> sự thăng tiến vượt bậc <meteoric> của cô ấy, trong khi gia đình giúp cho cô ấy giữ một thái độ thực tế và khiêm tốn <grounded>. Cô luôn có tính cạnh tranh khốc liệt <fierce>, không ngại giải quyết <tackle> các vấn đề hóc búa <thorny>sẵn sàng <willing> hy sinh <sacrifice> vận mệnh <fortune> chính trị của mình vì lợi ích chung.

Với tư cách là Bộ trưởng, cô ấy đang phục hồi <revive> ngành sản xuất <manufacture>xây dựng lại <rebuild> cơ sở hạ tầng <infrastructure> công nghệ <technological> của Hoa Kỳ. Để đưa Hoa Kỳ trở lại vị trí dẫn đầu toàn cầu về sản xuất vi mạch <microchip>, cô đã khéo léo <deftly> dẫn dắt Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS and Science Act) để được Quốc hội thông qua, đồng thời xây dựng các liên minh đa dạng <diverse> cần thiết để đẩy mạnh sản xuất chất bán dẫn <semiconductor> của Hoa Kỳ, củng cố <fortify> chuỗi cung ứng và tăng cường <strengthen> an ninh quốc gia. Như mọi khi, Bộ trưởng Raimondo sẽ hoàn thành công việc, ghi công cho những người khác và đón nhận <embrace> thử thách tiếp theo.

  • Reed, thuộc Đảng Dân chủ, là Thượng nghị sĩ <Senator> Hoa Kỳ bang Rhode Island


Oleksandra Matviichuk

VIẾT BỞI HILLARY RODHAM CLINTON

Nguồn: John Thys—AFP/Getty Images

Một luật sư nhân quyền nổi tiếng người Ukraine, mới 39 tuổi, Oleksandra Matviichuk đã cống hiến <devote> cả cuộc đời mình để bảo vệ nền dân chủ. Oleksandra và nhóm của cô tại Trung tâm Tự do Dân sự <Civil>—một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Kyiv—đã cố gắng <strive> làm cho Ukraine trở nên dân chủ <democratic> hơn và ghi lại các tội ác chiến tranh của Nga đối với thường dân <civilian>. Năm ngoái, cô ấy đã cùng nhận giải Nobel Hòa bình—giải thưởng đầu tiên được trao cho một công dân <citizen> hoặc tổ chức Ukraine. Bạo lực <Violence> đối với dân thường là một tội ác chống lại xã hội, nền dân chủ và nhân loại <humanity>. Tuy nhiên, nó thường bị phạm phải <perpetrate>không bị trừng phạt <impunity>, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đó là lý do tại sao công việc mà Oleksandra và tổ chức của cô đang làm lại rất cấp bách <urgent> và quan trọng. Bằng cách ghi lại <document> sự tàn bạo <atrocity> của Nga để thủ phạm <perpetrator> có thể bị truy tố <prosecution>, cô ấy là bằng chứng <proof> cho thấy phụ nữ không chỉ là nạn nhân của chiến tranh; họ có thể là tác nhân <agent> của hòa bình và công lý.

  • Clinton, thuộc Đảng Dân chủ, là cựu Thượng nghị sĩ và Ngoại trưởng Hoa Kỳ


Fumio Kishida

VIẾT BỞI CHARLIE CAMPBELL

Nguồn: Antonio Masiello—Getty Images

Vào ngày 21 tháng 3, khi Fumio Kishida đặt vòng hoa <wreath> tại thị trấn bị thảm sát Bucha của Ukraine, Thủ tướng Nhật Bản đã nhận xét <remark> rằng “vô cùng tức giận <anger> trước hành động tàn bạo.” Kishida, 65 tuổi, biết rõ nỗi đau của chiến tranh; ông ấy đã mất một số người thân trong vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, quê hương tổ tiên ông, và lớn lên với những câu chuyện về sự đau khổ <suffering> của họ. Và vì vậy, đối mặt với sự gây hấn/công kích <aggression> ngày càng tăng từ Nga, Trung Quốc và Triều Tiên, Kishida đã bắt đầu <set about> cách mạng hóa <revolutionize> chính sách đối ngoại của Nhật Bản: xoa dịu những bất bình <grievance> trong lịch sử với Hàn Quốc, đẩy mạnh <boost> chi tiêu quốc phòng thêm hơn 50% và tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ. Trong nước, ông ấy đã đưa ra <launch> một “mô hình chủ nghĩa tư bản <capitalism> mới” để phát triển tầng lớp trung lưu thông qua các chính sách tái phân phối. Vẫn còn nhiều việc phải làm: Đảng của Kishida đã phải đối mặt với sự chỉ trích <criticism> coi thường <marginalize> cộng đồng LGBTQ+ và có mối liên hệ chặt chẽ với một giáo phái <cult> gây tranh cãi <controversial>. Nhưng khi Kishida chào đón các nhà lãnh đạo G-7 tới Hiroshima vào tháng 5, ông sẽ làm vậy với tư cách là người đứng đầu một Nhật Bản đang trỗi dậy <resurgent>.

  • Campbell là phóng viên của TIME


Cindy McCain

VIẾT BỞI CATHERINE BERTINI

Nguồn: Akos Stiller—Bloomberg/Getty Images

Trong nhiều thập kỷ, Cindy McCain luôn tâm huyết <passionate> với việc hỗ trợ những người dễ bị tổn thương <vulnerable> trên toàn thế giới. McCain đã lãnh đạo các nỗ lực chống nạn buôn người <human trafficking>, tổ chức các nhân viên <personnel> y tế để trợ giúp <assistance> các nạn nhân chiến tranh và phục vụ trong nhiều <multiple> ban <board> của tổ chức phi chính phủ—chưa kể đến công việc đại sứ <ambassador> Mỹ tại các Cơ quan < Agency> của Liên hợp quốc ở Rome. Kinh nghiệm và sự cam kết <commitment> của bà ấy sẽ giúp ích cho bà trong thử thách mới khi lãnh đạo một trong những tổ chức nhân đạo lớn nhất toàn cầu <globe>, Chương trình Lương thực Thế giới (World Food Programme - WFP) của Liên hợp quốc. Có trụ sở tại Rome, WFP đã hỗ trợ hơn 150 triệu người vào năm 2022 về dinh dưỡng và thực phẩm cứu sinh. Kinh nghiệm sâu rộng <extensive> của McCain sẽ trở nên rõ ràng <evident> khi bà lãnh đạo, định hướng quản lý <managerial direction>, quản trị sự thay đổi <change management>, vận động <advocacy> chính sách, gây quỹ <fundraising>, ngoại giao <diplomacy>, sáng tạo <creativity>, cộng tác <collaboration> lòng trắc ẩn <compassion> trong vai trò mới của mình. Cindy McCain hiện đang nắm giữ một trong những công việc khó khăn <tough> nhất và thoả mãn <rewarding> nhất trên thế giới. Hầu hết mọi người đều nói rằng <by all accounts> bà ấy hoàn toàn có đủ khả năng làm tốt nhiệm vụ này <be up to the task>.

  • Bertini là giám đốc quản lý Chương trình/Sáng kiến <Initiative> Lương thực của Quỹ <Foundation> Rockefeller và là cựu giám đốc điều hành <executive> của WFP


María Herrera Magdaleno

VIẾT BỞI CIARA NUGENT

Nguồn: Marian Carrasquero—The New York Times/Redux

Nhà hoạt động <activist> người Mexico María Herrera Magdaleno, 73 tuổi, lãnh đạo một phong trào hàng nghìn người. Bốn trong số tám người con của bà—Jesús Salvador, Raúl, Luis Armando và Gustavo—đã mất tích hơn một thập kỷ. Họ nằm trong số hơn 111.000 người hiện đang mất tích ở Mexico trong bối cảnh <amid> bạo lực <violence> lan tràn do các băng đảng ma túy gieo rắc. Khi lời kêu gọi <appeal> giúp đỡ của Herrera với hệ thống tư pháp Mexico không mang lại kết quả gì—đó là điều phổ biến ở một quốc gia mà cảnh sát thiếu nguồn lực để giải quyết khối lượng vụ án khổng lồ <massive> của họ và được biết là thông đồng <collude> với các nhóm tội phạm có tổ chức—bà ấy đã tham gia phong trào cùng các gia đình để tự mình <take sth into their own hands> tìm kiếm. Được biết đến với cái tên trìu mến là Doña Mary, vào năm 2014, bà đã giúp thành lập một mạng lưới quốc gia gồm các tập thể địa phương dạy mọi người cách điều tra vụ mất tích của người thân. Vào tháng 5 năm 2022, bà ấy đã gặp Giáo hoàng Francis và tháng 11, bà kiện <sue> nhà nước Mexico lên Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ vì đã không điều tra vụ mất tích của các con trai bà. Những người ủng hộ <advocate> nhân quyền nói rằng những nỗ lực như vậy đang gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Mexico phải đối phó với cuộc khủng hoảng <crisis> này.

  • Nugent là một cây viết của TIME


Olaf Scholz

VIẾT BỞI YASMEEN SERHAN

Nguồn: Carsten Koall—Getty Images

Khi Thủ tướng <Chancellor> Olaf Scholz tuyên bố <declare> cuộc xâm lược <invasion> Ukraine của Nga là ‘Zeitenwende’, một bước ngoặt trọng đại <epochal>, ông đã cam kết <pledge> rằng Đức sẽ vượt qua tình cảnh khó khăn <rise to the occasion>. Mặc dù phản ứng của Berlin không phải lúc nào cũng nhanh như mong muốn của nhiều đồng minh, nhưng Scholz đã bắt đầu hành động. Trong khoảng thời gian một năm, Đức đã đảo ngược <overturn> chủ nghĩa hòa bình <pacifism> thời hậu chiến, tăng cường chi tiêu quân sự <military> (mặc dù <albeit> chỉ bằng một phần nhỏ so với những gì đã cam kết) và trở thành một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Ukraine. Đức cũng chấm dứt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và sau áp lực quốc tế, họ đã gửi đến Kiev những chiếc xe tăng <tank> chiến đấu Leopard 2 mà nhiều quốc gia mong muốn <coveted>. Những chậm trễ <Delay> mà các nhà phê bình/người chỉ trích <critic> coi là <regard as> sự do dự không cần thiết thì những người khác lại cho rằng đó là sự thận trọng <caution> thích đáng <due> ở một đất nước vẫn còn bị ám ảnh bởi lịch sử xâm lược <aggression> thời chiến của chính mình. Scholz nói với TIME vào năm 2022: “Sống ở Đức, bạn không thể rũ bỏ những thảm họa của nửa đầu thế kỷ 20 do Đức gây ra. Nó hiện diện trong tất cả những hành động chính trị của chúng tôi, và trong cả tâm trí tôi nữa bởi vì chúng tôi có trách nhiệm lịch sử là giúp bảo vệ <secure> nền hòa bình.”

  • Serhan là một cây viết của TIME


Bola Ahmed Tinubu

VIẾT BỞI ASTHA RAJVANSHI

Nguồn: Emmanuel Osodi—AP

Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ở quốc gia đông dân nhất châu Phi không phải là điều dễ dàng. Nhưng Tổng thống mới <newly> đắc cử <elected> Bola Ahmed Tinubu của Nigeria đã có gần hai thập kỷ để chuẩn bị. Được những người ủng hộ gọi là Jagaban, hay “thủ lĩnh của các chiến binh <warrior>”, người đàn ông 71 tuổi này đã tranh cử tổng thống <presidential> lần đầu tiên vào tháng 3 năm nay. Khẩu hiệu <slogan> trong chiến dịch tranh cử của ông là “Đến lượt tôi”, nói đến <be a nod to = refer to> vai trò của ông với tư cách là một nhà môi giới <broker> quyền lực chính trị lâu năm. Tinubu đã giúp khôi phục <restore> nền dân chủ của đất nước vào năm 1999 sau khi chống lại sự cai trị của quân đội và sau đó ông phục vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp <consecutive> với tư cách là thống đốc <governor> của Lagos.

Nhưng chiến thắng của Tinubu với Đảng cầm quyền All Progressives Congress là trong một cuộc bầu cử căng thẳng <fraught> và với cách biệt <margin> rất nhỏ so với Atiku Abubakar và Peter Obi. Đây là lần đầu tiên cử tri Nigeria đối phó với <contend with> một ứng cử viên của đảng thứ ba, và nhiều thanh niên Nigeria bất mãn khao khát <yearn for> thay đổi đã đặt hy vọng vào <pin their hopes on> Obi. Bị phá hỏng <mar> bởi các cáo buộc <allegation> đe dọa và gian lận <rig> bầu cử, kết quả <outcome> của cuộc bỏ phiếu <ballot> đang bị phản đối <challenge> tại tòa án.

Tinubu hiện phải đối mặt với hàng loạt <a litany of> khủng hoảng trong một quốc gia bị chia rẽ <fracture>, bao gồm nạn tham nhũng <corruption> ăn sâu, các cuộc nổi dậy <insurgency> tôn giáo và tình trạng thiếu <shortage> tiền mặt, nhiên liệu và điện trong một nền kinh tế đổ nát <crumbling>. Nhưng Tổng thống đắc cử dường như nhận thức được di sản của mình: “[Nigeria] là một quốc gia và chúng ta phải cùng nhau xây dựng nó,” ông nói trong bài phát biểu nhậm chức.

  • Rajvanshi là một cây viết của TIME


Min Aung Hlaing

VIẾT BỞI CHARLIE CAMPBELL

Nguồn: STR/AFP/Getty Images

Trong cuộc diễu binh <parade> kỷ niệm Ngày Lực lượng Vũ trang <Armed Forces> của Myanmar vào ngày 27 tháng 3, Tướng <General> Min Aung Hlaing, trong bộ quân phục được trang trí <festoon> bằng các huân chương <medal>, thị sát <inspect> hàng nghìn binh sĩ trên một chiếc xe jeep mui trần. Sự phô trương <display/pomp> này là một tín hiệu cho thấy người đàn ông 66 tuổi ấy đang nắm chặt <viselike/vice-like> quyền kiểm soát <grip> quốc gia 54 triệu dân kể từ cuộc đảo chính <coup d’état> vào tháng 2 năm 2021 của ông.

Trên bục phát biểu, ông ấy cảnh báo rằng những kẻ nổi dậy <rebel> ủng hộ dân chủ mà ông đang lôi kéo <embroil> vào một chiến dịch đẫm máu <blood-soaked> sẽ bị “xử lý <tackle> toàn bộ và mãi mãi <for good>”. Kể từ sau cuộc đảo chính <putsch>, các ngôi làng đã bị khủng bố bằng pháo binh và không kích <air raid>, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và hơn một triệu người phải di tản <displace>. Ngay cả trước khi ông ấy nắm <seize> quyền, Liên Hợp Quốc đã cáo buộc <accuse> ông tàn sát <massacre> người Hồi giáo Rohingya với “ý định <intent> diệt chủng <genocide>”.

Min Aung Hlaing đã đưa Myanmar trở lại là một quốc gia bị bài xích <pariah> và biến nước này thành chế độ <regime> độc tài <authoritarian> thứ hai thế giới, theo Chỉ số Dân chủ <Democracy Index> năm 2022 của Economist Intelligence Unit. Chỉ có Afghanistan do Taliban cai trị là xếp hạng <rank> thấp hơn.

  • Campbell là phóng viên của TIME

Commenti


©2021 bởi Transderledge. Tự hào được xây dựng từ Wix.com

bottom of page