top of page
Ảnh của tác giảTransderledge

Review phim "Bố Già": Pha trộn giữa Sitcom và phim truyền hình dài tập

‘Dad, I’m Sorry’ Review: Vietnamese Record-Breaker Veers Wildly Between Sitcom and Soap Opera

Variety (Mark Keizer – Dec 17, 2021 12:52pm PT)

Mức độ: C - Khó

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

774

100%

A1

432

56%

A2

70

9%

B1

34

4%

B2

45

6%

C1

22

3%

Không phân loại

171

22%

LƯU Ý: Có tiết lộ nội dung phim, cân nhắc trước khi đọc


Bộ phim phá kỷ lục doanh thu tại Việt Nam đổi hướng <veer> liên tục giữa Sitcom và phim truyền hình dài tập <soap opera>

Không một hương vị <flavor> địa phương nào có thể bù đắp <compensate> được cho kịch tâm lý tình cảm <melodrama> căng thẳng <overwrought> và sự hài hước quá mức <excess> của bộ phim vô địch phòng vé <box office> mọi thời đại <all-time> tại Việt Nam.

Một người cha Việt Nam tốt bụng <big-hearted> và rất truyền thống cố cân bằng những mong muốn, nhu cầu và đôi khi <occasional>sự sỉ nhục <indignity> trong đại gia đình <extended family> bất ổn <dysfunctional> của mình trong phim “Bố già” của nam diễn viên kiêm diễn viên hài Trấn Thành. Bộ phim hài chính kịch này hiện là phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại của Việt Nam (đánh bại “Avengers: Endgame”), vì vậy không có gì ngạc nhiên khi phim được đệ trình <submission> lên giải Oscar 2022 cho hạng mục Phim quốc tế hay nhất. Trấn Thành, người đồng viết kịch bản, cố gắng hết sức để cung cấp một bức tranh đa tầng <multi-layered> về cuộc sống gia đình <domestic> của người Việt và anh ấy đặc biệt quan tâm đến <be concerned with> những sự thay đổi văn hóa đã làm gia tăng <widen> khoảng cách thế hệ giữa những người gia trưởng <patriarch> lớn tuổi ở Việt Nam và con cháu của họ thuộc thời đại kỹ thuật số. Nhưng bộ phim của anh ấy chuyển <swing> từ kịch tâm lý tình cảm sang hài kịch đại chúng <broad> với sự dở dang <abandon> đến nỗi những mối quan tâm <concern>sự thấu hiểu <insight> của anh ấy có rất ít cơ hội để đào sâu.

“Bố Già” dựa trên loạt phim chiếu mạng dài 5 tập cực kỳ nổi tiếng của Trấn Thành. Trong phim, nam diễn viên, diễn viên hài kiêm cựu <former> giám khảo "Tìm kiếm Tài năng Việt Nam" hóa thân <topline> vào vai Ba Sang, một người cha đơn thân trung niên <middle-age>, nợ nần, sống ở căn nhà ọp ẹp <dilapidated> trong hẻm <alley> Sài Gòn cùng cậu con trai Woắn (Tuấn Trần) và con gái 6 tuổi Bù Tọt (Ngân Chi). Một loạt <array> các nhân vật khác cũng sinh sống <populate> trong con hẻm, có nhiều người là họ hàng của Sang. Những người này bao gồm chị Hai Giàu (Ngọc Giàu) và hai người em trai là Phú sợ vợ <henpecked> (Hoàng Mèo) và Quý say xỉn nhậu nhẹt (La Thành), mắc nợ <be in debt> côn đồ <thug>. Nếu các cư dân <resident> ở đây có bất kỳ điểm chung nào khác thì đó là họ có xu hướng <propensity> phàn nàn và vô số lời mắng nhiếc mà con cái, anh chị em <sibling> và vợ dành cho Sang trở nên mệt mỏi đối với ông cũng như đối với khán giả.

Nguồn: Nhà Sản Xuất

Vì câu chuyện bay theo nhiều hướng hơn cả một màn bắn pháo hoa <fireworks display> vào dịp lễ, nên nó không thể đáp ứng đầy đủ <fully> nhu cầu của tất cả các nhân vật. Tệ hơn nữa, nó bóp nghẹt <suffocate> mối quan hệ trung tâm đầy hứa hẹn của bộ phim giữa Sang và Woắn, cướp khỏi <rob> người xem một đánh giá <assessment> độc đáo <unique> và rõ ràng về động lực <dynamics> giữa các thế hệ <intergenerational> Việt Nam hiện đại. Sang là một phần của thế hệ cha mẹ lớn tuổi đã được dạy phải hy sinh <sacrifice> cho gia đình ngay cả khi phải trả nợ <debt> cho họ và bị người khác coi như tấm thảm chùi chân <doormat>. Woắn, hơn 20 tuổi, muốn có tiền và danh tiếng <fame> như một Youtuber, điều mà cả Sang và gia đình ông đều không coi là một công việc thực sự. Mối quan hệ này được thể hiện ngay từ đầu khi Sang giặt đôi giày thể thao Gucci distressed và vá lại <mend> chiếc quần bò rách <rip> Dsquared2 đầy phong cách của Woắn. Trong khi đó, Woắn nhận được sự khinh bỉ <scorn> của cha mình sau khi đổ đầy nước vào phòng ngủ để làm video viral mới nhất của mình, khiến con hẻm ngập trong không dưới 35 giây để gây hài <comical>.

Nhưng thái quá <overkill> là từ được dùng <operative> cho “Bố Già”, đặc biệt là trong nửa sau khi câu chuyện diễn ra nhiều <multiple> bước ngoặt lấy nước mắt <tear-jerking>, bao gồm việc Sang đột ngột cần ghép thận <kidney transplant>. Woắn muốn hiến thận của mình bất chấp một cú đúp xui xẻo <double whammy> khó tin <credibility-stretching> khi anh vừa phải đeo máy trợ tim vừa mắc bệnh máu khó đông, trong khi việc hiến tạng <donation> hào phóng của Quý cho rằng <assume> anh có thể tránh được những kẻ cầm dao muốn đòi lại khoản nợ <loan> của họ. Nếu điều đó vẫn chưa đủ, bạn gái cũ của Woắn trở lại sau nhiều năm vắng bóng <absence> với kế hoạch dàn dựng <manufacture> một vụ bê bối <scandal> liên quan đến Youtuber trẻ để bắt đầu <launch> sự nghiệp diễn xuất của cô ấy.

Hai đồng đạo diễn Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng mang đến nhiều màu sắc địa phương, và họ thỉnh thoảng <occasionally>cho chúng ta nghỉ giải lao <give sb a breather> khỏi những tình tiết thừa năng lượng bằng một cú máy one-take tốt, trong đó có cảnh Woắn và Sang nói chuyện về quan hệ cha con của một nhân vật chính. Mặt khác <Otherwise>, các cuộc thảo luận gia đình hợp lý <reasonable> nhất xảy ra quá thường xuyên, chưa kể <let alone> những đổ vỡ <breakdown> trong tình cảm <emotional>sự chuyển biến <reversal> kịch tính <dramatic>, đều được phóng đại <exaggerate>. Bản nhạc phức tạp và nặng tay <heavy-handed> mà Trấn Thành sáng tác <compose> cùng Ngô Minh Hoàng, chuyển từ hài hước kiểu sitcom sang cảm xúc nặng nề chỉ trong vài giây, khi những người thể hiện bài hát đẩy mọi thứ lên cao trào dù là khoảnh khắc lấy tiếng cười hay lấy nước mắt <tear>. Trấn Thành, 35 tuổi, chưa thể hiện rõ được hình ảnh một người đàn ông trung niên với mái tóc nhuộm bạc và bộ ria mép <mustache> giả màu xám. Trong các diễn viên chính, hãy ghi nhận anh chàng Tuấn cao gầy <lanky> với khả năng hướng <steer> diễn xuất của mình gần với hành vi dễ nhận thấy <recognizable> của con người.

Đối với người Mỹ, nỗi thất vọng <disappointment> lớn nhất trong "Bố Già" là cốt truyện phức tạp như phim truyền hình dài tập, sự thay đổi giọng điệu thiếu kiểm soát và những cuộc cãi vã <bickering> không ngừng <ceaseless> khiến người nước ngoài <foreigner> không được giới thiệu một cách thích hợp về cuộc sống của một gia đình thuộc tầng lớp lao động Việt Nam đương đại <contemporary>. Mặc dù Trấn Thành không có nghĩa vụ <obligation> phải điều chỉnh diễn xuất cho phù hợp với khán giả bên ngoài Việt Nam, đặc biệt là vì bộ phim đang gây tiếng vang <resonate> tốt trong nước, nhưng những nhận xét của anh ấy về chế độ phụ hệ của Việt Nam và cách thế hệ trẻ cảm thấy bực bội <chafe> với nó lại bị lạc giữa sự hỗn độn này. Thật vậy, Trấn Thành đã có thể phát triển bộ phim thành một tiếng nói quốc tế đáng được lắng nghe nếu anh ấy ngừng la hét <scream>.

17 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Bình luận


bottom of page