Taylor Swift: Midnights Album Review - Pitchfork
Pitchfork – By Quinn Moreland (October 24, 2022)
Mức độ: C – Khó
CEFR level | Số từ | Tỉ lệ |
Tổng | 1121 | 100% |
A1 | 652 | 58% |
A2 | 87 | 8% |
B1 | 51 | 5% |
B2 | 78 | 7% |
C1 | 40 | 4% |
Không phân loại | 213 | 19% |
THỂ LOẠI: Pop/R&B
HÃNG ĐĨA: Republic
Nguồn: Pitchfork
Quan tâm đến việc thiết lập bầu không khí hơn là chạy theo <chase> trào lưu, album thứ 10 của Taylor Swift theo đuổi <pursue> âm hưởng pop mới <newly> nhẹ nhàng <subdued> và vô định <amorphous>.
Album “Midnights” là sự suy ngẫm <reflection>, chứ không phải là sự đổi mới <reinvention>. Taylor Swift đã giải thích về điều đó một cách chi tiết <at length>, bằng phương ngữ <vernacular> hoa mỹ <flowery> của riêng cô ấy: 13 bài hát này là “một bộ sưu tập âm nhạc được viết vào lúc nửa đêm, một cuộc hành trình qua những nỗi kinh hoàng <terror> và cả những giấc mơ ngọt ngào”. Những suy nghĩ khiến người nhạc sĩ 32 tuổi này trằn trọc cả đêm chính là những suy nghĩ mà cô đã dành 9 album trước để khai phá <excavate>: sự trỗi dậy không thể đoán trước và sự sụp đổ tàn khốc <devastating> của chuyện tình cảm <romance>; việc phải lựa chọn giữa "gái ngoan" và "gái hư", và sự bức xúc <chafing> trước kỳ vọng của xã hội <societal expectation> (“1950s shit”); và sự chấp nhận <acceptance> một cách không thoải mái về việc cô ấy có thể mắc sai lầm <fallibility>. Cô tuyên bố <declare> rằng cuộc sống "là lạm dụng cảm xúc <emotionally abusive>."
“Midnights” là album đầu tiên của Swift được thu âm hoàn toàn <entirely> với Jack Antonoff, sau sự hợp tác <collaboration> trong gần một thập kỷ mà thu hút nhiều sự chú ý của truyền thông <high-profile> hơn bao giờ hết. Trước đây, anh ấy đã làm nổi bật <accentuate> cách kể chuyện sống động <vivid> và kỳ công <ambitiously> của Swift với thể loại synth pop đầy màu sắc tươi sáng <technicolor> và biểu cảm <expressive>. Ở đây, phù hợp với <in accordance with> khoảng thời gian đêm khuya, họ khám phá những màu sắc <hue> buồn <moody> và dịu nhẹ hơn. Được xây dựng dựa trên các hiệu ứng giọng hát <vocal> và tiếng đàn synth cổ điển <vintage>, đó là một âm thanh tinh tế <understated> nhằm tạo bầu không khí hơn là chạy theo xu hướng. Trong bài hát trung tâm của album “Midnight Rain”, với bối cảnh <backdrop> trong sáng <crystalline> như thời tiết được lấy làm tên bài hát <titular>, Swift cân nhắc việc theo đuổi sự nghiệp <the pursuit of career> hơn là mối quan hệ. Phóng đại <Exaggerate> cái lên giọng <uptalk> tự nhiên của cô ấy, nhà sản xuất đã biến đổi <morph> giọng của cô ấy thành một giọng nghiêng <slant> ấn tượng <dramatic>: “He wanted it comfortable / I wanted that pain” (Anh ấy muốn tình yêu bình yên / Tôi lại muốn đau đớn). Bài "Snow on the Beach" phác họa <sketch> một hình ảnh về vẻ đẹp kỳ lạ trong tiếng đàn synth và violin lấp lánh <twinkling>, khi giọng hòa âm <harmony> nền ấm áp của Lana Del Rey thêm sự ấm cúng <coziness> dễ chịu. Sau đó, khi Swift ngập ngừng bước vào một mối quan hệ mới trong bài “Labyrinth”, công đoạn sản xuất đã phản ánh chân thực <mirror> lớp băng tan chảy <melt> quanh trái tim cô, mỗi tiếng synth như khiến tim bạn run lên <quiver>.
Xây dựng dựa trên hai bài hát “Delicate” và “Dress” trong album “Reputation”, “Midnights” đôi khi <at times> gợi nhớ lại <recall> cách những nhịp điệu đơn giản <spare>, mơ hồ <hazy> trong album “Pure Heroine” của Lorde công phá các bản hit radio dày đặc <dense> vào đầu những năm 2010. Mặc dù thật vui khi Swift đẩy ý tưởng về nhạc pop vượt xa <beyond> hơn cả sự thành công của chất liệu trước năm 2020 của cô ấy, nhưng sự tiến triển <evolution> này có thể khiến ta cảm thấy không đồng đều <uneven>. Trong quá trình chuyển đổi <transition> từ Americana-lite của “Folklore” trở lại với những tiếng đàn synth sôi động, cô ấy cũng đã khôi phục <restore> những thôi thúc mang tính sân khấu hơn của mình. Trong bài “Karma”, cô ấy gợi lên <conjure> tính cách ngổ ngáo <sassy>, quậy phá <shit-stirring> mà không nhiều người biết của mình trong một tâm trạng ít thù hận <vindictive> hơn, tận hưởng <luxuriate in st> quả báo <comeuppance> không thể tránh khỏi <inevitable> của đối thủ <rival>. Tiếng thì thầm <murmur> run run <wobbly> báo điềm gở <ominous> ẩn <lurk> dưới <beneath> ảo tưởng <fantasy> trả thù <revenge> trong bài “Vigilante Shit” gợi nhớ lại bài hát ra mắt <debut> của Billie Eilish, dù cho những nỗ lực <attempt> của Swift để thể hiện sự gai góc xuất hiện như một bộ trang phục; cô ấy là một kẻ sát nhân đáng tin hơn nhiều trong bản ballad giết người bí ẩn "No Body, No Crime” của album “Evermore”.
Nếu các bản thu trước đây của Swift là những sản phẩm hoàn chỉnh với tính thẩm mỹ <aesthetics> hoàn toàn khác biệt <distinct>, thì album này sẽ được trình diễn <stage> tốt nhất trong một sân khấu black-box, nơi các câu chuyện thay đổi nhưng không gian vật lý vẫn luôn <consistently> tối giản <austere>. Hiệu ứng này gây tò mò <curious> nhất là trong bài “Maroon”, bắt đầu ở giữa câu chuyện <in medias res> với hậu quả <aftermath> của một đêm bắt nguồn từ “cheap-ass screw-top rosé” (chai rượu vang hồng nắp vặn rẻ tiền) của một người bạn cùng phòng, một cách sử dụng âm tiết điêu luyện <feat>. Mối tình bi đát <doomed> này mở ra bằng một âm thanh trầm ủ rũ <downcast>, với những tiếng trống vang vọng <echo> như thể được phát ra từ hố đen; đến đoạn điệp khúc cuối, giọng hát của Swift được xử lý <process> trong những giây cuối cùng. Trái ngược hoàn toàn <stark> với sự thiết tha <passionate> trong ca từ của cô ấy, hiệu ứng tổng thể <overall> là vô cảm <impersonal> một cách kỳ lạ, gần như chết lặng <numb>. Trong số tất cả các ca khúc của “Midnights”, "Maroon" có lẽ là bài khiến tôi thao thức cả đêm.
Trong album “Folklore” và “Evermore” năm 2020, Swift đã rời xa <step away from> việc sáng tác theo kiểu tự truyện <autobiographical> và tìm thấy chiều sâu <depth> cảm xúc mới trong những câu chuyện hư cấu. Có lẽ lần đầu tiên trong sự nghiệp được xây dựng dựa trên ca từ được tuyển chọn <curated> để thể hiện sự đổ máu <bloodletting>, cô đã tự tặng cho mình món quà của sự xa cách về cảm xúc <emotional>. Với “Midnights”, cô ấy trở lại với phong cách nhật ký, giải quyết <address> xung đột <conflict> trung tâm của Taylor Swift, nhân vật <persona> trong bài hát và cả chính bản thân cô ngoài đời: Cô ấy tự ý thức <self-conscious> về lỗi lầm <fault> nhưng hiếm khi hiểu rõ bản thân. “I'll stare directly at the sun but never in the mirror” (Tôi dám nhìn thẳng <stare> vào mặt trời nhưng không bao giờ đối diện với chính mình trong gương), cô hát trong ca khúc chính “Anti-Hero”, mệt mỏi <weary> hơn cả việc nheo mắt trước ánh nắng chói chang. Cô chơi đùa với sự ghét bỏ bản thân <self-loathing>, ví mình như một chính trị gia vị tha <selfless> ngôn hành <performative> và một người khổng lồ đang giẫm nát <trample> thành phố của những đứa trẻ gợi cảm <sexy>; “It's me, hi / I'm the problem” (Xin chào, là tôi đây / Tôi chính là vấn đề), cô ấy hát trong đoạn bridge, nở một nụ cười đau đớn <wincing> và tưởng tượng rằng nó sẽ được dùng làm meme. Kiểm soát “vấn đề” không hoàn toàn giống với việc thay đổi, và cô ấy cá rằng bạn có thể đồng cảm <relate>.
Swift nhắc lại sự căng thẳng <tension> này trong "Mastermind", bài cuối cùng của “Midnights”: "I swear / I'm only cryptic and Machiavellian ’cause I care.” (Em thề <swear> / Em chỉ bí hiểm <cryptic> như Machiavellian vì em quan tâm). Cô ấy tự viết cho mình một đoạn kết bất ngờ: Người tình mà cô ấy dành toàn bộ bài hát để gây chú ý đã biết tỏng âm mưu của cô. Swift thường miêu tả <portray> tình yêu như một thứ gì đó xảy ra với cô ấy; từ "You Belong With Me" đến "Don't Blame Me", cô ấy luôn là người thích sự lãng mạn bất chợt <whim>. Nhưng “Mastermind” không chỉ đạt được những gì cô ấy muốn và xứng đáng <deserve> có được nhờ nỗ lực của bản thân, cô ấy còn tìm thấy một người nhận ra tầm quan trọng của việc khẳng định <assert> quyền tự quyết <agency> sáng tạo. Tình cảm <sentiment> ấy được lặp lại một lần nữa trong “Sweet Nothing”, một giai điệu trẻ thơ <nursery> được viết cùng với <alongside> người yêu của cô, nam diễn viên Joe Alwyn (được ghi tên là William Bowery): “On the way home / I wrote a poem / You say, ‘What a mind’ / This happens all the time.” (Trên đường về nhà / Em đã viết một bài thơ / Người nói, 'Em đúng là thiên tài' / Những chuyện như thế luôn xảy ra)
Như đã trở thành thông lệ gần đây của Swift, bản phát hành mới nhất này được đi kèm <accompany> với một bộ <suite> chất liệu bổ sung <bonus>: Thêm bảy bài hát trong “3am Edition” bất ngờ với chất lượng khác nhau <vary> và đưa ra một chút thông tin chi tiết <insight> về phần chính <proper> của album. “Glitch” và “Paris” chỉ là những trò vui ngớ ngẩn <dumb>, ít nhất là khi xét những câu hát hài hước gượng ép, “Sit quiet by my side in the shade / And not the kind that's thrown / I mean, the kind under where a tree has grown.” (Ngồi yên lặng bên em trong bóng mát <shade> / Và không phải cà khịa <throw shade> đâu / Ý em là, bóng mát thật sự dưới tán cây ấy). Bài hát hay nhất của phiên bản <edition> 3am là sự tái hợp giữa Swift với Aaron Dessner của nhóm The National, người đã cộng tác với cô cho phần lớn <bulk> album “Folklore” và “Evermore”. Một bài trong số đó, “Would’ve, Could’ve, Should’ve,” dường như <seemingly> là phần tiếp theo của bài “Dear John” năm 2010, diễn tả sự phức tạp <complexity> trong mối quan hệ của một cô gái tuổi teen với một người đàn ông lớn tuổi hơn biết cách thao túng <manipulative> và cân nhắc những vi phạm <violation> của anh ấy với góc nhìn <perspective> chín chắn <mature> và tinh tế. Đây là một trong những bài hát hay nhất trong sự nghiệp của cô ấy, nhưng cú phi nước đại <gallop> của nó có thể đã xuyên thủng lớp màn sương mù <blanket of fog> của Midnights.
Sự so sánh gần nhất từ bản phát hành gốc là bài hát tươi sáng <radiant> "You're on Your Own, Kid", nó tận hưởng <indulge> một số công thức kinh điển <classic> của Swift: Bởi tình yêu không được đáp lại <unrequited>, cô gái không được chấp nhận <outsider> ấy trốn <hole up> trong phòng ngủ của mình và viết những bài hát cho phép cô ấy thoát khỏi sự bế tắc <stasis> ở thị trấn nhỏ. Cô nhận ra thực tế không phải là chuyện cổ tích <fairytale>. “I gave my blood, sweat, and tears for this / I hosted parties and starved my body / Like I'd be saved by a perfect kiss” (Em đã đổ máu, mồ hôi và nước mắt <tear> của mình / Em đã tổ chức <host> các bữa tiệc và bỏ đói <starve> bản thân mình / Như thể em sẽ được cứu rỗi bởi một nụ hôn hoàn hảo), cô hát, lặng lẽ gật đầu/chấp nhận <nod> trước sự vật lộn <struggle> của mình với việc rối loạn <disorder> ăn uống. Cô ấy kết luận bằng một lời khích lệ tinh thần <uplifting>, kêu gọi <urge> khán giả của mình “make the friendship bracelets” (hãy làm những chiếc vòng tay tình bạn), nhận ra rằng mọi sai lầm/vấp ngã <misstep> đều là một bài học kinh nghiệm. Nhưng những ký ức đau buồn cứ lởn vởn <linger> trong tâm trí <in the back of mind> cô, sẵn sàng lén <creep> xuất hiện vào thời khắc nửa đêm.
Comments