top of page
Ảnh của tác giảTransderledge

Cate Blanchett: ‘Tôi chưa từng gặp nhân vật nào như Tár. Cô ấy sống trong những giấc mơ của tôi'

Cate Blanchett: ‘I’ve never encountered a character like Tár. She inhabited my dreams’

The Guardian - by Sean O’Hagan (Sun 12 Feb 2023 08.00 GMT)

Mức độ: A - Dễ

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

3283

100%

A1

2372

72%

A2

248

8%

B1

116

4%

B2

125

4%

C1

46

1%

Không phân loại

376

11%

Vai diễn một nhạc trưởng <maestro> lạm dụng là vai diễn mạnh mẽ - và gây tranh cãi <controversial> - nhất cho đến nay của Cate Blanchett. Nữ diễn viên nhiều lần được đề cử Oscar thảo luận về danh tiếng <fame>, nỗi nhớ nước Úc và những phản ứng mạnh mẽ mà Tár đã gây ra <provoke>


Khi Cate Blanchett tham gia các lớp học âm nhạc ở ngoại ô <suburban> Melbourne năm 9 tuổi, chính cô giáo McCall là người đầu tiên nhận ra tài năng của cô. “Tôi nhớ một ngày nọ, tôi đang chơi piano,” cô hồi tưởng <recall>, “và bà McCall đặt tay lên tay tôi và hỏi, 'Con chưa luyện tập phải không?' Tôi bật khóc <burst into tears> và nói, 'Vâng, con chưa tập ạ.' Và bà bảo rằng, ‘Cô nghĩ chúng ta nên dừng lại, bởi vì cô không nghĩ con muốn trở thành một nghệ sĩ piano, mà con muốn trở thành một diễn viên.'”

Mặc dù lúc đó cô ấy rất thất vọng, nhưng giờ đây Blanchett nhận ra rằng giáo viên âm nhạc của cô ấy đã nhạy cảm <perceptive> như thế nào. “Bà ấy tổ chức những buổi hòa nhạc và theo bản năng <instinctively>, bà đã chú ý đến <pick up on> việc tôi tới đó và đóng vai một nhạc sĩ.”

Người ta không thể không tự hỏi bà McCall sẽ nghĩ gì về vai chính của Cate Blanchett trong Tár, một trong những bộ phim được nhắc đến và tranh cãi nhiều nhất trong thời gian gần đây. Trong đó, Blanchett đã thể hiện màn trình diễn mạnh mẽ nhất của mình cho đến nay <to date> với vai diễn một nhạc trưởng <conductor> cổ điển hống hách <imperious>, người mà sự thất sủng <fall from grace> trước công chúng đã phá hoại <sabotage> sự nghiệp xuất sắc <stellar> của cô ngay khi nó gần đạt đến <approach> đỉnh cao <apex>: màn trình diễn Bản giao hưởng số 5 của Mahler rất được mong đợi.

Gần đây Blanchett đã chia sẻ rằng khi cô lần đầu tiên đọc kịch bản của biên kịch kiêm đạo diễn Todd Field, cô đã “đọc nó ngấu nghiến <inhale>.” Tôi hỏi điều gì đã khiến cô phấn khích đến vậy? “Một trong những điều nguy hiểm và đáng báo động <alarming> về bộ phim là nó không kêu gọi sự cảm thông <sympathy> hay đưa ra những giải pháp dễ dàng,” cô nói. “Không ai hoàn toàn <entirely> tốt, và không ai hoàn toàn vô tội. Nó là một bài kiểm tra <examination> rất tinh tế về bản chất thối nát <corrupting> của quyền lực thể chế <institutional>, nhưng đây cũng là một bộ phim rất nhân văn bởi nhân vật chính là một người đang ở trong tình trạng khủng hoảng <crisis> hiện sinh <existential>.”

Blanchett as Lydia Tár. Photograph: Album/Alamy

Tại buổi ra mắt tại liên hoan phim Venice vào tháng 9, Tár đã nhận được tràng pháo tay hoan nghênh nhiệt liệt <standing ovation> liên tục <sustained> và Blanchett giành giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, giải thưởng đầu tiên trong số nhiều giải thưởng mà cô đã được trao với màn trình diễn này của mình. Kể từ đó, bộ phim được nhiều người ca ngợi <hail> là một kiệt tác <masterpiece>, nhưng cũng kéo theo <trail>nhiều tranh cãi <controversy>, chia rẽ quan điểm vì các chủ đề gây tranh cãi <contested>về mặt văn hóa mà nó đề cập đến <touch on>, bao gồm văn hóa tẩy chay <cancel culture>chính trị bản sắc <identity politics>. Nó cũng đã chọc giận <incense> một số nhà bình luận <commentator>với việc cố ý <wilful> phác hoạ một cách khiêu khích <provocative> nhân vật người phụ nữ quyền lực hành xử tồi tệ như những người đàn ông quyền lực thường làm. Nói một cách đơn giản <put simply>, Lydia Tár là một kẻ bắt nạt <bully>, một kẻ thao túng <manipulator> vui sướng và có thể là một kẻ bóc lột/lợi dụng <exploiter> tình dục đối với hàng loạt phụ nữ trẻ sùng bái tài năng thiên bẩm <genius> của cô.

Viết trên tờ New Yorker năm ngoái, Richard Brody đã đặt ra tiêu chuẩn cao cho sự phẫn nộ/xúc phạm <outrage> buồn bực <aggrieved>, chỉ trích thậm tệ <lambaste> hầu hết mọi thứ về bộ phim, nhưng đặc biệt là những gì ông coi là chủ đề <thrust> mang tính tư tưởng <ideological> nặng nề <loaded> của nó.


"Thế giới mà chúng ta đang sống thật tàn ác <montrous>. Nó cho phép <enable>, mời gọi và thường tôn vinh và khen thưởng <reward> những hành vi tàn ác"

Ông ấy chỉ trích <take aim at> cảnh Tár đột ngột quay lại tấn công <round on> một sinh viên âm nhạc trẻ hay lo lắng, Max, người nhận diện là "người pangender (người có cảm nhận giới thuộc tất cả giới tính) thuộc nhóm Bipoc (Black, Indigenous, and People of Color - người da đen, người bản địa và người da màu)", và tuyên bố <declare> rằng anh ấy "không thích" Bach vì sự kỳ thị nữ giới <mysogyny> của nhà soạn nhạc <composer> này. Tùy vào quan điểm của bạn, cảnh phim được cô đọng lại một cách đáng kể <dramatically> hoặc diễn tả <render> sáo rỗng <cliche> về chiến trường <battleground> văn hóa giữa các thế hệ <generational> hiện nay, trong đó những sự chắc chắn <certitude> nghiêm túc <earnest> về chính trị bản sắc và giới tính <gender> đe dọa <threaten> tình trạng <status> từng là bất khả xâm phạm <sacrosanct> của văn hóa tiêu chuẩn <canonical> - da trắng, nam giới, dị tính. Đối với Brody, nó là ví dụ hoàn hảo <epitomize> của “một bộ phim thụt lùi <regressive> chỉ trích gay gắt <bitter> vào cái gọi là <so-called> văn hóa tẩy chay và đả kích <lampoon> cái gọi là chính trị bản sắc.”

Tôi hỏi Blanchett rằng cô ấy nghĩ gì về những phản hồi như vậy, nếu quả thực cô ấy có đọc chúng.

“Tôi rất ngại/miễn cưỡng <reluctant> nói về bộ phim,” cô trả lời, “một phần <partly> là vì nó quá mơ hồ <ambiguous> và tôi không muốn định nghĩa nó cho bất kỳ ai. Tôi cũng nghĩ đôi khi rất khó cho các nhà báo, vì họ xem rất nhiều phim và sau đó phải đưa ra ý kiến ngay lập tức. Rất nhiều người không chống lại <sit with> bộ phim hoặc xem lại nó đã mở rộng cảm nhận <perception> của họ về nội dung của bộ phim. Không chỉ là nhân vật rất bí ẩn <enigmatic>, mà còn là sự thật về những gì đã xảy ra <transpire>, hay còn gọi là cốt truyện, cũng rất mơ hồ <vague>. Theo một cách nào đó, bộ phim là một bài trắc nghiệm Rorschach khi nói đến những kiểu đánh giá <judgment> mà mọi người đưa ra về thông tin được ám chỉ <allude>, nhưng chưa bao giờ được xác nhận.”

Tôi đang nói chuyện với Cate Blanchett qua <via> một cuộc gọi video tới Los Angeles chỉ hai ngày sau khi vai diễn Lydia Tár của cô ấy giành được giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Quả cầu vàng <Golden Globes>. Đây là lần thứ ba cô chiến thắng <triumph> ở hạng mục đó. Một vài tuần sau cuộc nói chuyện, cô ấy sẽ nhận được đề cử <nomination> Oscar lần thứ tám và nếu giành chiến thắng cô sẽ trở thành nữ diễn viên thứ năm trong lịch sử được trao ba giải Oscar trở lên. (Bốn người còn lại là Katharine Hepburn, Frances McDormand, Meryl Streep và Ingrid Bergman.)

“Các giải thưởng rất tuyệt,” cô ấy nói, khi tôi hỏi cô về quyết định tham dự buổi ra mắt phim Tár ở London thay vì lễ trao giải Quả cầu vàng, “nhưng chúng tôi nghĩ điều quan trọng là phải ủng hộ việc phát hành bộ phim ở châu Âu.” Bối cảnh của việc này có thể là, mặc dù Tár đã thu hút được rất nhiều <a deluge of> sự quan tâm <coverage> của giới phê bình <critical>, nhưng nó lại không đạt thành tích tốt như vậy tại Mỹ, tình trạng này gần giống với những bộ phim cân não <cerebral> không hối lỗi <unapologetic> của các đạo diễn kiểu tác giả <auteur> người châu Âu như Michael Haneke.

Ngay cả trên Zoom, Cate Blanchett cũng gây ấn tượng với vẻ ngoài và cách cư xử của mình <have presence>. Ngồi tại một chiếc bàn trong căn phòng rộng rãi, trang bị tối giản ở Los Angeles, mái tóc vàng được buộc ra sau và khuôn mặt trở nên góc cạnh hơn với cặp kính <spectacles> hàng hiệu lớn, gọng to, cô ấy thể hiện <evince> một phong cách ngầu sành điệu nhưng hóa ra lại thân thiện <down-to-earth> một cách dễ chịu không ngờ <refreshingly>. Khi chuyển động, cô ấy vẫy tay một cách diễn cảm và khi ngồi yên <repose>, cô ấy có dáng ngồi mềm mại/uyển chuyển <loose-limbed> thường thấy ở các vũ công. “Thật lạ khi thảo luận về thứ mà một người đã tạo ra,” cô ấy nói, “vì bạn đã làm việc với một loại trí thông minh khác ở thùy trán <frontal lobe>. Vì vậy, bạn sẽ phải bỏ qua <excuse> cho tôi nếu lời tôi nói hơi khó hiểu.” Trên thực tế, nó hoàn toàn ngược lại: cô ấy cẩn trọng <thoughtful>nói rõ <articulate> một cách quyết liệt <fiercely> xuyên suốt cuộc trò chuyện.

Lydia Tár không phải là nhân vật thiếu thiện cảm <unsympathetic> đầu tiên mà Blanchett thể hiện <portray> – vai diễn nhà hoạt động <activist> cực kỳ bảo thủ Phyllis Schlafly trong sê-ri phim truyền hình ngắn Mrs America ngay lập tức xuất hiện <spring> trong đầu tôi – nhưng màn trình diễn hoàn hảo, quyết tâm <sustained> của cô ấy đã thúc đẩy <propel> bộ phim khiêu khích, cân não của Todd Field và có thể định nghĩa cô ấy là nữ diễn viên tài năng - và mạo hiểm <risk-taking> - nhất của thời đại chúng ta. Cô ấy xuất hiện trên ở hầu hết mọi cảnh trong thời lượng <duration> hơn hai giờ của bộ phim, nắm bắt <capture> xuất sắc tính cách bất hòa <dissonant>, độc đoán <domineering> của một thiên tài <genius> ái kỷ <narcissistic>, người mà sự hoàn toàn coi mình là trung tâm, được khuếch đại <amplify> bởi danh tiếng, đặc quyền <privilege> và lối sống xa hoa, đã khiến cô ấy quen với <inure sb to st> cảm xúc của người khác.

“Tôi nghĩ cô ấy là một trong những người làmnghệ thuật vĩ đại nhất,” Field nói khi tôi nói chuyện điện thoại với ông ở Los Angeles. Một diễn viên trở thành đạo diễn, anh viết kịch bản riêng cho cô và nhất định <insist>sẽ không làm bộ phim này nếu cô không nhận vai. “Có đạo đức <ethic>nghề nghiệp và kỷ luật <discipline>đáng kinh ngạc là một chuyện, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng chuyển hoá thành diễn xuất tuyệt vời, trong khi <whereas>khả năng của cô ấy gần như là siêu nhiên <supernatural> trong nhiều trường hợp . Tôi không biết tài năng không thể định nghĩa <indefinable> đó đến từ đâu, nhưng những diễn viên sở hữu nó rất hiếm có.”

Để chuẩn bị <preparation> cho vai diễn này, Field nói với tôi rằng “Cate đã làm một điều mà tôi chưa từng thấy diễn viên nào khác làm: cô ấy ghi nhớ toàn bộ <entire> kịch bản – lời thoại của cô ấy, lời thoại của tất cả mọi người, thậm chí cả các tham chiếu trong kịch bản. Cô ấy đã nghiên cứu cặn kẽ <deep dive>.” Blanchett cũng học tiếng Đức, học piano, học các lớp học trực tuyến của nhạc trưởng vĩ đại Liên Xô Ilya Mussin, và tìm kiếm <seek out> tất cả các buổi biểu diễn Bản giao hưởng số 5 của Mahler mà cô ấy có thể.

“Tôi không thể nhớ chính xác tôi đã xem bao nhiêu nhạc trưởng,” cô ấy nói, “và tất cả họ đều có phong cách riêng! Một số người đánh nhịp cứng nhắc, một số người lại đánh nhịp không quá rõ ràng nhưng rất rất biểu cảm. Một số hầu như không <barely> di chuyển còn một số lại nhảy lên nhảy xuống trên bục <podium>. Qua việc quan sát họ, tôi nhận ra rằng tôi có quyền tự do <freedom> biến tấu theo cách riêng.”

Field, người mà cô ấy mô tả là “bậc thầy <master> của sự chân thực <authenticity>”, nhấn mạnh rằng cô ấy nên thực sự chỉ huy <conduct> Dàn nhạc Giao hưởng Philharmonic trong các buổi diễn tập cho Bản giao hưởng số 5 của Mahler để máy quay ghi lại. Cảm giác khi ấy như thế nào? “Rất đáng sợ <Terrifying>. Vô cùng đáng sợ,” cô cười. “Tôi bắt đầu bằng cách yêu cầu họ kiên nhẫn <patience> và nói bằng thứ tiếng Đức tệ hại của mình rằng, 'Tôi là một diễn viên đóng vai nhạc sĩ và các bạn là những nhạc sĩ đóng vai diễn viên.' Chúng tôi đã có được sự tin tưởng <trust> của họ từ rất sớm <early on> và hợp tác tốt với nhau.”

Blanchett hoàn toàn đắm chìm <immersion> vào vai diễn này, và sức mạnh tuyệt đối <sheer> của sự hiện diện của cô ấy thúc đẩy câu chuyện khi nó chuyển từ phong cách hiện thực, gần như phim tài liệu sang một thứ gì đó hoàn toàn <altogether> xa lạ khi cảm giác tự tin từng không thể chối cãi của Tár tan biến. Trong con đường sự nghiệp lừng danh <celebrated> của mình, Blanchett đã đảm nhận <tackle> nhiều vai diễn đòi hỏi khắt khe <demanding>, từ vai chính trong bộ phim đột phá của cô, Elizabeth (1998), đến vai diễn được tán dương <acclaim> trong Carol (2015), bộ phim của Todd Haynes kể một câu chuyện <tale> hấp dẫn <lush> về tình yêu bị cấm đoán <forbidden>. Có bất kỳ vai diễn nào trước đó của cô đã giúp cô cô đáp ứng cường độ <intensity> liên tục của vai diễn này không? “Tôi rất may mắn <fortune> khi được làm việc với những đạo diễn phi thường <extraordinary> trong những bộ phim thực sự thú vị, nhưng tôi chưa bao giờ có sự hợp tác <collaboration> sâu sắc như vậy. Có điều gì đó thực sự hấp dẫn về bộ phim này, vượt xa <beyond> mọi thứ mà tôi nghĩ có thể xảy ra bên ngoài sân khấu. Tôi chưa bao giờ gặp một câu chuyện như thế này. Hoặc một nhân vật như thế này. Cô ấy sống trong những giấc mơ của tôi.”

Tuy nhiên, trong những lúc tồi tệ nhất, hành vi của Lydia Tár là những cơn ác mộng <nightmare>. Các từ ngữ được sử dụng phổ biến <commonly> nhất để mô tả Tár ngay cả trong những phân đoạn tích cực nhất của bộ phim là "quái vật <monster>" và "tàn ác". Blanchett có nghĩ về cô ấy như vậy không?

With Kyle Chandler in Todd Haynes’s Carol, 2015. Photograph: The Weinstein Company/Allstar

“Đối với cá nhân tôi, thế giới mà chúng ta đang sống thật tàn ác. Nó cho phép, mời gọi và thường tôn vinh và khen thưởng những hành vi tàn ác. Rất dễ để nói rằng cô ấy là một người tàn ác, nhưng bộ phim còn mơ hồ hơn thế nhiều. Nó bắt đầu với một cảnh cận <closeup>, không phải quay cận vào một người, mà là một một chiếc điện thoại di động, một công cụ dễ dàng trao đổi ý kiến, tin đồn và thông tin. Tôi không có ý nói nó xấu xa hoàn toàn, nhưng đó chính là thế giới mà chúng ta đang sống. Mặt khác, nhân vật Tár rất bí ẩn. Theo một cách nào đó, tôi cảm thấy rằng mình đang đóng vai một trạng thái, hoặc một tập hợp các cảm giác, cũng như việc đóng vai một con người vậy.”

Tuy nhiên, Marin Alsop, nữ nhạc trưởng còn sống nổi tiếng nhất thế giới, lại không nghĩ như vậy. Giống như nhân vật hư cấu Lydia Tár, Alsop là một người đồng tính nữ <lesbian> đã kết hôn với một nhạc sĩ cổ điển và có một đứa con. Cũng giống như Lydia Tár, cô điều hành một tổ chức dành cho các nữ nhạc sĩ trẻ, và được cố vấn bởi nhạc trưởng kiêm nhà soạn nhạc <composer> vĩ đại người Mỹ Leonard Bernstein. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Sunday Times, Alsop cho biết việc nhà sản xuất phim <film-maker> "phác hoạ <portray> một nhân vật nữ và biến cô ấy thành một kẻ thô bạo" thật "đau lòng <heartbreaking>", khi mà “bộ phim có thể đã dựa trên rất nhiều những người đàn ông thực sự <actual> được ghi chép lại <documented>. Cô ấy cho biết mình đã bị xúc phạm <offended> với tư cách là một phụ nữ, một nhạc trưởng, và một người đồng tính nữ.

Khi tôi đề cập đến cuộc phỏng vấn đó với Blanchett, cô ấy bình tĩnh trả lời. “Đối với tôi, điều tuyệt vời của bộ phim và sự phức tạp <sophisticated>của cách kể chuyện là nó xem xét quyền lực theo cách phi giới tính. Không điều gì được rút ra cả. Đây không chỉ là một bộ phim về một nữ nhạc trưởng bị thất sủng, mà còn về một thứ ít tính chính trị hơn thế nhiều, mặc dù vị trí mà cô ấy đảm nhận mang nặng tính chính trị. Tôi nghĩ đó là một bộ phim rất phức tạp và sẽ trường tồn theo thời gian <stand the test of time>. Và nó chắc chắn không phải là một bộ phim đơn giản, và tôi nghĩ cố gắng <endeavour>diễn giải <interpret> theo nghĩa đen <literally>không phù hợp <misdirect>.”

Blanchett mô tả câu chuyện về sự thay đổi hình dạng của Tár là "một kiểu ám ảnh <haunting>", điều này chắc chắn đúng với một phần ba cuối cùng của bộ phim, khi chúng ta trải nghiệm các sự kiện - và có thể là các hình ảnh tưởng tượng - từ góc nhìn rời rạc và phấn khích <feverish> của Lydia Tár.

Cô ấy nói: “Bộ phim có một nét đặc biệt tồn tại nhưng khó nắm bắt <elusive>, một phần câu chuyện là thực tế, nhưng một phần thậm chí còn lớn hơn là cơn ác mộng mà Tár đang rơi vào <descend>,” cô nói. “Tôi nghĩ cô ấy cực kỳ ám ảnh với những thứ mà cô ấy không có đủ can đảm <courage>, khả năng, thời gian hoặc động lực để tìm hiểu và xem xét.” Blanchett dừng lại <pause> một lúc. “Thật là khó khăn khi bạn vào vai một người rất ẩn mình, nhưng lại nhận được quá nhiều sự chú ý, và cống hiến <devote> cả cuộc đời mình để theo đuổi <pursuit> sự xuất sắc <excellence>, một người mà đột nhiên nhận ra rằng mình không được nhìn nhận <perceived> như cách mà cô ấy nghĩ về bản thân mình. Hoặc nhận ra cô ấy đã làm tổn hại mọi người. Cô ấy đã trở nên mù quáng <blind> vì quá mê mẩn <be enraptured> với những thứ trước mắt.”

Bất chấp – hoặc có lẽ một phần là do – những phản ứng mạnh mẽ mà nó đã gây ra, Tár là một bộ phim đã tiếp thêm năng lượng <energize> sáng tạo cho Cate Blanchett. Cô ấy nói: “Tôi vẫn đang xử lý/phân tích <process> trải nghiệm này vì nó đã giúp tôi thoát khỏi trục của mình một cách tuyệt vời.” Cô ấy nói rằng khi làm việc với Field, cô ấy đã trải nghiệm được sự tự do mà cô ấy thường chỉ tìm thấy trên sân khấu. “Quá trình này là thứ mà chúng tôi không hoàn toàn chắc chắn chính xác về điểm kết thúc. Và điều đó thật ly kỳ. Nó năng động <dynamic> hơn nhiều và ít giống như có một mạng lưới an toàn. Bạn không thường xuyên làm việc theo cách đó trong ngành điện ảnh, bởi vì điện ảnh không thường khám phá hết mặt trừu tượng trong khả năng <capacity> của nó.”

Khởi đầu <root> của Blanchett là ở nhà hát và người ta cảm nhận được rằng bản chất thiên về cảm xúc <visceral> của buổi biểu diễn trực tiếp vẫn thu hút <engage> cô ấy nhất. Vai diễn nghiêm túc đầu tiên của cô, ở tuổi 23, là trong vở kịch Oleanna của David Mamet do Sydney Theatre Company sản xuất vào năm 1992 và trong cùng năm đó, cô được giới phê bình đánh giá cao nhờ vai diễn Clytemnestra trong vở Electra của Sophocles. Cô ấy nói: “Lần đầu tiên bạn trải nghiệm hình thức giải phóng cảm xúc <catharsis> đó, bạn đang ở trung tâm của một thứ mà bạn luôn muốn quay trở lại trung tâm của nó”.

Ba mươi năm trôi qua, cô ấy đang “trò chuyện” với giám đốc nhà hát người Anh Katie Mitchell về khả năng thực hiện một vở kịch chuyển thể <adaptation> từ tiểu thuyết đương đại <contemporary> đổi mới Ducks, Newburyport của Lucy Ellmann, một câu chuyện tuyệt vời được kể theo dòng ý thức <stream-of-consciousness> bao gồm <comprised of> chỉ một câu duy nhất. “Theo một cách nào đó, tác phẩm này hơi giống Tár,” cô nói, “vì khán giả nghĩ rằng tôi phải hiểu từng câu mà người này đang nói. Trong khi đối với tôi, cuốn sách này, giống như bộ phim, vừa có nhịp điệu lại vừa đau đớn sâu sắc <deeply>, hài hước và gây lo lắng <unsettling>.”

Phải nói rằng lịch trình của Blanchett cực kỳ dày đặc, và tốc độ làm việc của cô ấy thật phi thường, thậm chí là theo tiêu chuẩn của diễn viên ‘hoàng gia’ Hollywood. “Tôi cho rằng với tôi, quá trình quan trọng hơn kết quả <outcome>,” cô ấy trả lời khi tôi hỏi cô ấy coi vai trò then chốt của mình là gì. “Tất cả là về chất lượng của cuộc trò chuyện mà tôi đã tham gia. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng cơ hội để dang rộng đôi cánh trong ngành này đóng lại rất nhanh, bởi vì nó là một phương tiện truyền thông <medium> theo nghĩa đen. Và vì vậy tôi đã chọn những vai nhỏ mà tôi có thể tiếp tục thử nghiệm, những vai mà người khác không muốn làm. Mọi người sẽ nói, 'Bạn phải ngừng đóng những vai nhỏ.' Và tôi sẽ hỏi lại, 'Chà, tại sao phải ngừng?' Tôi chỉ quan tâm đến việc thử nghiệm chứ không phải xây dựng sự nghiệp. Tôi không biết đó là gì. Bây giờ vẫn vậy.”

Tuy nhiên <Nevertheless>, giờ đây cô ấy được cho là <arguably> nữ diễn viên được ngưỡng mộ nhất - và có thể là khiêm tốn nhất - trên thế giới. Khi tôi hỏi làm thế nào để cô đối phó với những thứ khác đi kèm với công việc <calling> này – người nổi tiếng, sự chú ý liên tục <constant>, sự nịnh hót <adulation> – cô chỉ nhún vai <shrug>. “Tôi không bận tâm <bother> về những thứ đó. Trên đời này có rất nhiều việc phải làm và qua nhiều năm tôi đã học được cách chỉ tập trung vào nhiệm vụ hiện tại/trước mắt <at hand>, vì vậy nên nếu ai đó trong siêu thị vỗ <tap> vai tôi, tôi luôn thấy ngạc nhiên. Và có một vài bộ phim có sức ảnh hưởng đến mọi người mà tôi vinh dự <privileged> được tham gia, Carol là một trong số đó, và tôi luôn rất xúc động <moved> trước những phản hồi của khán giả.”


"Chúng tôi đang ở Anh, và con tôi đi học ở đây, và khi bạn chôn một con mèo trên mảnh đất nơi bạn sống, bạn được kết nối với nơi đó…"

Cô ấy suy nghĩ thêm về câu hỏi và bổ sung, “Có lẽ tôi cảm thấy khó chịu khi có sự hợp nhất giữa tôi là ai – bất kể đó là cái quái gì – và các nhân vật tôi đã đóng. Đó là bởi vì tôi chẳng hề quan tâm đến việc mang vai diễn đến với mình. Thay vào đó, ít nhất tôi cũng cố gắng <attempt to> giải quyết những khó khăn <rise to the occasion> của vai diễn, và với Tár, đó là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn <very big mountain to climb>.”

Blanchett hiện đang phân chia thời gian của mình giữa Los Angeles, nơi cô làm việc, vùng nông thôn <rural> Sussex, nơi cô sống với chồng, Andrew Upton, một nhà viết kịch và biên kịch, cùng bốn đứa con của họ, và quê hương Australia, nơi cô vô cùng nhớ nhung. “Đó là một nơi rất lôi cuốn <magnetic> và sống động – bạn có thể có những ý tưởng phóng túng <unruly> và thử nghiệm nó mà không hề có cảm giác rằng ai đó sẽ quan tâm. Không có sự quý giá nào ở đó liên quan đến nghệ thuật cả.”

Từ năm 2008 đến 2013, Blanchett và Upton là đồng giám đốc và giám đốc điều hành của Sydney Theatre Company, nhà hát quốc gia trên thực tế <de facto> của Úc. Khi các thành viên hội đồng quản trị hỏi về mục tiêu của họ, cô cười nói: “Chúng tôi đã nói với họ rằng, vào cuối ngày, chúng tôi muốn mọi người lên taxi và nói: 'Chúng tôi sẽ đến Sydney Theatre Company,' và để tài xế taxi biết nó ở chỗ chết tiệt nào.

Cô thấy thế nào khi vừa điều hành vừa tham gia diễn xuất trong một nhà hát? “Một trong những điều khó khăn nhất là đứng một mình trên sân khấu nói chuyện <address> với mọi người. Nó không giống như khi bạn ở trên đó nhảy múa, di chuyển và làm điều gì đó với một nhóm người. Đó là khi tôi hoàn toàn thoải mái <in my element> (vì được làm những gì mình thích và thành thạo), khi tôi cảm thấy như mình là một phần cơ thể.”

Gần đây, cô ấy đã trở lại Úc để quay phim The New Boy của Warwick Thornton, bộ phim mà cô ấy đồng sản xuất và đóng vai chính. “Chúng tôi đã đi thăm bạn bè ở Tasmania,” cô ấy nói, khi tôi hỏi cô ấy liệu cuối cùng cô ấy có trở về quê nhà không. “Trời vừa mưa xong và hửng nắng, bỗng thấy mùi đất và mùi bạch đàn. Tôi đã khóc <weep>. Tôi kết nối rất sâu sắc với nơi đó. Nhưng chúng tôi đang ở Anh và bọn trẻ đi học ở đây. Chúng tôi chuẩn bị trồng một vài cái cây và con mèo của chúng tôi đã chết và một khi bạn chôn một con mèo trên mảnh đất nơi bạn sống, bạn được kết nối với nơi đó. Vì vậy, tôi thấy giằng xé/phân vân <torn>.

Hiện tại, cô ấy vẫn đang suy ngẫm về trải nghiệm cộng tác sâu sắc và có xu hướng vận chuyển/gây ra sự vận chuyển <transportive> khi làm việc với Todd Field trong phim Tár.

Cô ấy nói: “Nó thực sự đã làm tôi thay đổi <shake me up> theo một cách tích cực. “Hãy nhìn xem, tôi luôn muốn ngừng diễn xuất, chỉ muốn bỏ đi, nhưng bộ phim này khiến tôi nghĩ rằng, không phải tôi muốn dừng lại, tôi chỉ muốn diễn ít hơn.” Cô dừng lại một lúc. “Thật khó để nói không với một ý tưởng hay.”

20 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments

Couldn’t Load Comments
It looks like there was a technical problem. Try reconnecting or refreshing the page.
bottom of page