top of page

Hành trình xuyên Ấn Độ trên chuyến tàu Himsagar Express (Phần 1)

Travelling Through India on the Himsagar Express

The New Yorker (By Amitava Kumar - March 8, 2025)

Mức độ: A - Dễ

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

2336

100%

A1

1718

74%

A2

186

8%

B1

82

4%

B2

75

3%

C1

36

2%

Không phân loại

239

10%

"Đây không phải là một chuyến tàu hạng sang, nhưng ngay cả ở đây, cũng như trong xã hội Ấn Độ nói chung, khoảng cách giàu nghèo vẫn hiện rõ."
Chuyến tàu Himsagar Express (Ấn Độ)
Minh hoạ bởi Tara Anand

Toa tàu chật kín người <be crammed with people>—ngồi trên những chiếc giường <berth> 2 tầng, ngồi xổm <squat> dọc lối đi <aisle>, chen chúc trong khoang nối giữa các toa <vestibule> (vị trí đặt nhà vệ sinh). Có lẽ đó là lý do khiến Ganesh Rajwar phải ngồi ngay ở cửa tàu đang mở, chống hai chân xuống bậc thang kim loại. Tàu lao nhanh qua bang Maharashtra với sự rung lắc <rocking motion> đặc trưng, nhưng Rajwar vẫn ngồi thoải mái. Trên cổ anh ấy là một chiếc gamchha bằng cotton sặc sỡ <colorful>—vừa là khăn quàng cổ, vừa là khăn lau—phần vải dài bay phần phật trong gió.


Tôi muốn hỏi Rajwar vài câu, như là: “Ấn Độ đã tiến bộ đến đâu?”, “Những vấn đề gì vẫn đang gây khó khăn <plague> cho đất nước?”, “Tự do <freedom> có ý nghĩa gì với anh?”, “Ý nghĩa <significance> của Ấn Độ trong tưởng tượng <imagination> của anh là gì?” Nhưng, trước khi trả lời, Rajwar muốn tôi chụp ảnh bàn tay trái của anh ấy. Trên lòng bàn tay <palm>, mờ nhạt hiện lên hai dãy số điện thoại được viết nguệch ngoạc <scribble> bằng bút bi. Anh đã lên tàu ở Nagpur, nằm trên cao nguyên Deccan, trung tâm tiểu lục địa <subcontinent>. Ngày hôm trước, anh ấy vừa đến đó sau một hành trình dài bằng một chuyến tàu khác từ quê nhà ở Jharkhand, miền đông Ấn Độ. Giờ đây, anh đang trên đường xuống phía nam đến Vijayawada, thuộc bang Andhra Pradesh, cách đó khoảng 800 dặm, để tìm việc làm trong ngành xây dựng <construction>. Hai số điện thoại trên tay là do một nhà thầu <contractor> ở quê anh ấy ghi lại. Khi đến Vijayawada, Rajwar sẽ gọi vào những số này và báo rằng anh đang chờ ở sân ga số 1.


Lúc tôi gặp Rajwar, khoảng chín giờ sáng thứ Tư đầu tháng Tám, tôi đã ở trên tàu khoảng <roughly> bốn mươi tiếng. Tàu Himsagar Express chạy từ vùng chân núi <foothill> Himalaya ở Kashmir—nơi tôi lên tàu—đến Kanyakumari, điểm cực nam của Ấn Độ, với tổng quãng đường dài 2.355 dặm. Tôi sẽ đi trọn chuyến từ ga đầu đến ga cuối—một hành trình kéo dài ba ngày.


Rajwar cho biết anh ấy phải xa nhà ít nhất vài tháng. Anh sẽ kiếm được 400 rupee (chưa đến 5 đô la) cho 8 giờ làm việc, cộng thêm 200 rupee nữa vì anh làm thêm 4 giờ mỗi ngày. Số tiền này anh ấy gửi về nuôi mẹ, vợ, và hai con trai nhỏ. Những người lao động từ các vùng nghèo hơn của Ấn Độ, như Jharkhand và các bang lân cận <adjoining> là Odisha, Bihar—quê hương tôi—ồ ạt đổ về <flood into> các khu vực khác trong nước, đặc biệt là đô thị lớn <metropolis>, để làm việc trong ngành dịch vụ và các công việc chân tay <menial job> khác. Rajwar phải chật vật <eke out> kiếm sống—và tôi nghĩ rằng mình không thể hỏi anh những câu to tát <grandiose> kiểu như “Ấn Độ đã thay đổi thế nào trong hai mươi năm qua?” Thay vào đó, tôi hỏi bằng tiếng địa phương <local dialect> rằng chuyện gì sẽ xảy ra nếu những người như anh không thể đi nơi khác <elsewhere> làm việc. Nếu dòng người di cư <migration> từ những vùng như Bihar tạm dừng <pause>, đất nước sẽ ngưng trệ, anh nói.


Những câu hỏi tôi định đặt ra cho Rajwar được lấy cảm hứng <inspire> từ một bộ phim tài liệu đen trắng năm 1967—thực ra, chúng được lấy ra từ đó. Bộ phim có tên “I Am 20”, do S. N. S. Sastry thực hiện cho Films Division of India (Cục Điện ảnh Ấn Độ), đúng hai mươi năm sau khi đất nước giành độc lập <independence>. Trong bộ phim dài chưa đầy mười chín phút này, một nhóm thanh niên hai mươi tuổi được hỏi một loạt câu hỏi. Tôi xem nó lần đầu tiên khoảng mười năm trước và thấy vô cùng cuốn hút—ý tưởng đi khắp đất nước để trò chuyện với mọi người vừa kỳ lạ <curious> vừa hấp dẫn, và cũng lôi cuốn.


“I Am 20” mở đầu bằng cảnh một chuyến tàu đang lăn bánh. Ngay cuối phút đầu tiên, sau một loạt hình ảnh ghép <collage> của những ngôi nhà, cây cầu và cánh đồng lướt qua, ta bắt gặp <encounter> một chàng trai trẻ lanh lợi, trước mặt là cuốn sách giáo khoa <textbook> lý-hoá. Cậu tuyên bố: “Điều tôi rất muốn làm là đi khắp đất nước này, từ Bắc chí Nam, mang theo một ít tiền, một quyển sổ, máy ghi âm và máy ảnh.” Cậu ấy nói rằng cậu muốn biết mình thuộc về điều gì, và điều gì là một phần của mình. Chính câu nói về việc “từ Bắc chí Nam” ấy đã gieo vào đầu tôi ý tưởng điên rồ về chuyến hành trình trên tàu Himsagar Express. Tôi hoài niệm <nostalgic> về khoảng thời gian mà bộ phim ấy khắc họa—khi sự tự do còn mới mẻ và đầy hứng khởi—và tôi muốn gặp những người đồng hương có thể chia sẻ chân thành về hy vọng và nỗi sợ của họ.


Một đất nước mới và thế hệ trẻ lên tiếng với sự ngây thơ đến vậy, đặc biệt <not least> là vì họ không biết những gì chúng ta - những người sống nhiều năm sau này - biết. Những người trẻ tuổi trong bộ phim tài liệu mang một tinh thần lý tưởng <idealism> mạnh mẽ, ngay cả khi phần lớn những gì họ đang làm là than phiền về sự nghèo đói và khốn khổ <wretched> xung quanh. 58 năm sau, khi ý tưởng về một Ấn Độ mới được quảng bá rầm rộ trong nước và quốc tế, tôi muốn tìm hiểu xem liệu những câu trả lời cũ, và có lẽ cả những câu hỏi cũ, có còn giá trị hay không. Ngày nay, các bản tin từ đất nước nơi tôi sinh ra đưa tin về mọi thứ, từ việc các nhà khoa học hạ cánh tàu vũ trụ xuống mặt trăng và những chiến thắng <victory> trong môn cricket đến nhóm bảo vệ bò đ/á.nh ch*t hai người đàn ông Hồi giáo <Muslim> nghi ngờ <suspicion> họ ăn thịt bò và những câu chuyện khủng khiếp về bạo lực <violence> đối với phụ nữ. Và vì thế, câu hỏi đặt ra: Đất nước này đã thay đổi như thế nào? Việc Đảng Bharatiya Janata (B.J.P.) lên nắm quyền <rise to power> vào năm 2014 dưới thời Narendra Modi đồng nghĩa với việc Ấn Độ ngày càng được định hình là một quốc gia Hindu. Liệu bản sắc Hindu này có thực sự là một phần trong ước mơ của dân thường <common people> hay không? Modi đã lên nắm quyền <come to power> với lời hứa "Achhe din aane waale hain" (Happy days are on their way - Những ngày tươi đẹp đang đến). Những ngày đó đã đến chưa vậy?


Trên con tàu Himsagar Express, Rajwar lấy ra chiếc điện thoại nắp gập cũ nát <battered> trong túi. Bộ sạc của anh ấy ngừng hoạt động và điện thoại đã sập nguồn. Nhưng khi đến Vijayawada, anh sẽ xin <beg> một trong những người lao động nhập cư khác cho mượn sạc năm phút để anh ấy có thể gọi cho hai số liên hệ trên tay mình. Rajwar cũng sử dụng điện thoại di động để giữ liên lạc với vợ ở quê nhà, và tôi nhận ra rằng khoảng cách giữa làng quê và thành phố đã được thu hẹp dần.


Khi còn là sinh viên ở Delhi, vào đầu những năm tám mươi, tôi phải đến bốt điện thoại công cộng khi cần nói chuyện với bố mẹ ở Patna. Các cuộc gọi rất đắt: một cuộc trò chuyện chỉ ba phút, ngay cả vào buổi tối khi giá cước giảm, cũng đắt hơn hai chiếc bánh mì kẹp trứng (bun-anda), trà và một điếu thuốc lá. Nếu tôi nói chuyện thêm một hai phút, tôi sẽ phải trả số tiền tương đương với giá vé xe buýt tháng. Năm 1986, tôi rời Ấn Độ để học cao học ở Hoa Kỳ, và trong vòng vài thập kỷ, Ấn Độ nổi lên như một trong những thị trường điện thoại di động lớn nhất thế giới. Số lượng người đăng ký <subscriber> điện thoại ở đây đã tăng từ dưới 12 triệu vào năm 1995, khi điện thoại di động ra mắt, lên tới 1,2 tỷ vào năm 2018.


Rajwar đã được hưởng lợi từ sự mở rộng rộng rãi <extensive expansion> về cơ sở hạ tầng <infrastructure> và kết nối. Lời phàn nàn duy nhất của anh ấy là chi phí gói data vừa tăng 25%. Anh tin rằng nguyên nhân là do đám cưới của con trai Mukesh Ambani, diễn ra trong vài ngày vào tháng 7, trước sự chứng kiến của khoảng hai nghìn khách mời nổi tiếng (buổi lễ trước đám cưới cũng mời một nghìn người trong giới tinh hoa quốc tế) và được cho là có tổng chi phí lên tới sáu trăm triệu đô la. Ambani là chủ sở hữu của công ty viễn thông lớn nhất ở Ấn Độ, và Rajwar cảm thấy rằng chính dân chúng bất hạnh <hapless> đang phải trả tiền cho đám cưới đó. Dư luận Ấn Độ thường chia rẽ, và thực sự bị phân cực <polarize>, nhưng hầu như tất cả những người tôi nói chuyện đều lên án <condemn> sự phô trương <ostentation> của gia đình Ambani trong những lễ kỷ niệm kéo dài hàng tháng của họ. Như cách một tài xế ở Delhi nói với tôi, đám cưới đó giống như một cái tát <slap> vào mặt người nghèo Ấn Độ.


Cũng đang trên đường đến Vijayawada là một nhóm thanh niên lao động từ Khagaria, ở Bihar. Họ dự định nhận công việc chuyển <transfer> các bao tải <sack> đậu gà <chickpea> từ nhà kho <warehouse> lên xe tải chờ bên ngoài. Mặc dù họ nghèo, nhưng một số người sở hữu điện thoại thông minh và họ cho tôi xem video về nhà kho, rất rộng và thiếu ánh sáng, đầy những chiếc cầu thang dốc <steep> bằng kim loại. Mỗi bao có thể nặng tới 150 pound (khoảng 68kg) và họ sẽ làm việc 8-9 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Họ sẽ được trả 10 rupee/bao (khoảng 12 xu). Tôi hỏi liệu có ai trong số họ đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vào mùa xuân không. Có, một người đàn ông tên Pankaj Kumar trả lời. Anh ấy đã bỏ phiếu cho Đảng cầm quyền B.J.P. Đảng này đã vươn lên nắm quyền bằng cách củng cố <consolidate> phiếu bầu của người Hindu bất kể giai cấp hay đẳng cấp <caste> nào, đi theo chủ nghĩa đa số <majoritarianism> và coi các dân tộc thiểu số <minority ethnicities> là kẻ thù quốc gia. Anh có tin vào tư tưởng được tuyên truyền <propaganda> đó không? Hóa ra <It turned out that> Kumar đã nhẹ dạ tin vào <swallow> một câu chuyện hư cấu khác. Anh ấy nói mọi người đều cho rằng Đảng B.J.P. sẽ thắng áp đảo <sweep> cuộc bầu cử và anh không muốn phiếu bầu của mình bị lãng phí. (Cuối cùng, Đảng B.J.P. thậm chí không đạt được <fall short> đa số <majority> tại quốc hội <parliamentary>. Chỉ với sự hỗ trợ của các đảng liên minh, B.J.P mới có thể thành lập chính phủ và tiếp tục nắm quyền.)


Những thanh niên này có trình độ học vấn rất thấp. Với một chút khó khăn, Kumar, 26 tuổi, mới có thể viết bằng tiếng Hindi tên của mình và mô tả ngắn gọn <brief> về công việc anh ấy làm. Những năm trước khi <precede> Ấn Độ giành độc lập, trong thời gian bị giam giữ tại pháo đài Ahmednagar của chính quyền Anh, Jawaharlal Nehru – người sau này trở thành Thủ tướng <Prime Minister> – đã than thở <bemoan> trong cuốn sách mang tầm vóc lớn <magisterial> “Khám phá Ấn Độ” của mình rằng: "trong hàng triệu người dân của chúng ta, có bao nhiêu người được tiếp cận với giáo dục?." Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ niềm hy vọng: "Nếu cuộc sống mở ra cho họ những cánh cửa, mang đến thức ăn, điều kiện sống lành mạnh, giáo dục và cơ hội phát triển, thì trong số hàng triệu con người ấy, biết bao nhiêu người có thể trở thành nhà khoa học, nhà giáo dục <educationist>, kỹ thuật viên, doanh nhân, nhà văn và nghệ sĩ lỗi lạc <eminent> – những người sẽ góp phần xây dựng một Ấn Độ mới và một thế giới mới?" Tương lai đáng mơ ước <desirable> đó vẫn chưa thành hiện thực <come to pass>. "Những người có điều kiện" được giáo dục và có cơ hội ra nước ngoài làm bác sĩ, kỹ sư, nhà khoa học; mặt khác, một bộ phận lớn "những người không có điều kiện" thường bị mắc kẹt <trapped> trong tình trạng gần như <virtual> mù chữ. Hơn một nửa dân số Ấn Độ dưới 30 tuổi, nhưng theo báo cáo của Tổ chức Lao động <Labour> Quốc tế, nhóm này chiếm <account for> gần 83% số người thất nghiệp.


Vậy nhưng những chiếc điện thoại thông minh của nhóm thanh niên Khagaria cũng có các ứng dụng, như Paytm, cho phép họ thanh toán trực tuyến nhanh chóng và gửi tiền về quê. Năm 1969—và một lần nữa vào năm 1980—các ngân hàng thương mại của Ấn Độ bị quốc hữu hóa <nationalize>, buộc ngành <sector> ngân hàng phải phục vụ <cater to> những tầng lớp xã hội mà trước đây bị phớt lờ. Ngân hàng di động đã mở ra <usher> một mức độ tiếp cận với hệ thống tiền tệ chưa từng có <unprecedented>. Ấn Độ mới tất nhiên là một Ấn Độ số; điều này giúp người trẻ dễ dàng tham gia vào nền kinh tế gig hơn. Đồng thời, nó cũng khiến họ dễ bị lôi kéo vào các vụ lừa đảo <con> hơn. Lừa đảo việc làm ngày càng phổ biến ở các thành phố như Delhi, nơi có vô số người lao động tuyệt vọng <desperate> phải làm việc tại các trung tâm cuộc gọi <call center> lừa đảo tài chính bằng cách chào mời những công việc giả <fake>. Một số thanh niên khác bị dụ dỗ <lure> làm việc ở Campuchia, Lào và Myanmar, nơi họ bị tịch thu hộ chiếu và bị ép phải tham gia các hoạt động lừa đảo <defraud> trực tuyến.


Tôi là một người hào hứng <eager> nhưng cũng có phần <somewhat> lo lắng khi tham gia vào nền kinh tế số. Tôi đã mua <purchase> vé tàu Himsagar Express trực tuyến. Tôi cũng đặt bữa ăn đầu tiên trên tàu qua ứng dụng, nhưng rất thất vọng vì bữa trưa của tôi không được giao. Chiều hôm đó, tôi gửi email khiếu nại và nhận được phản hồi chỉ sau vài giờ, khác xa với bộ máy quan liêu <bureaucracy> chậm chạp của Ấn Độ: đơn hàng số 1751705140 đã được giao, thông báo viết một cách khô khan <flatly>, và mọi tranh chấp <dispute> sẽ “thuộc thẩm quyền xét xử <jurisdiction> của tòa án Delhi.” Quá nhiều thứ đã thay đổi, nhưng rồi lại chẳng có gì thực sự thay đổi cả, tôi nghĩ. Nhưng ngày hôm sau, tôi nhận được một tin nhắn xin lỗi. Và hôm sau nữa, khi tôi vẫn còn trên tàu, tôi đã được hoàn tiền đầy đủ.


Himsagar Express không phải là một chuyến tàu sang trọng như Vande Bharat Express, một dịch vụ mới, được trang bị điều hòa hoàn toàn <fully> và dành cho những hành khách giàu có di chuyển ở cự ly trung bình. Nhưng ngay cả trên những chuyến tàu bình dân như Himsagar, cũng như trong xã hội Ấn Độ nói chung, khoảng cách giàu nghèo vẫn hiện rõ: Toa của tôi có điều hòa, với giường ngủ được phân chỗ trước, chỉ phải chịu đựng nhà vệ sinh bẩn thỉu <filthy> và những hành khách ồn ào xung quanh; còn những người như Ganesh Rajwar và Pankaj Kumar thì lại chen chúc trong khoang không đặt trước, chật kín người như thể họ đang chạy trốn <flee> khỏi một thảm họa khủng khiếp <devastating>. Họ ngồi lên, hoặc bên cạnh, những bọc <bundle> đồ và hành lý khác, đôi khi thậm chí bị ép chặt vào các giá <rack> để hành lý phía trên. Thùng rác tràn ngập và bồn rửa phía trên đầy những chai nhựa rỗng. Lối đi đến nhà vệ sinh bị bịt kín <clog> bởi những hành khách ngồi hoặc ngủ ngay trên sàn, và đó là một cái cớ <excuse> để tôi không phải tìm hiểu thêm về không gian mà tôi có thể ngửi thấy nhưng không nhìn thấy.


Vé của tôi có giá 4000 rupee, chưa đến 50 đô la. Tôi đã không nghĩ đến việc mình sẽ không thể tắm trong gần bốn ngày. Tôi cũng mắc sai lầm khi tìm kiếm đánh giá về chuyến tàu trên mạng. Các bài đánh giá đều <consistently> tiêu cực. Sau khi nhắc tới  “dịch vụ tệ hại,” một hành khách đã viết với giọng điệu bình thản <stoical>: “Tất cả chúng ta đều biết đánh giá này sẽ chẳng thể cải thiện chất lượng dịch vụ. Tôi viết vì lợi ích của <for the sake of> dân thường.”


Vì lợi ích của dân thường! Tôi quyết định lấy câu nói này làm phương châm <credo> cho mọi thứ trong cuộc đời mình!


Comments


©2021 bởi Transderledge. Tự hào được xây dựng từ Wix.com

bottom of page