top of page

Roger Federer, bậc thầy của sự đổi mới

Roger Federer, the master of reinvention

The Athletic (By Charlie Eccleshare – Sep 16, 2022)

Mức độ: B – Trung bình

CEFR level

Số từ

Tỉ lệ

Tổng

2166

100%

A1

1501

69%

A2

134

6%

B1

95

4%

B2

88

4%

C1

36

2%

Không phân loại

312

14%

Đối với một người được cho là <assume> đã đạt được tất cả những gì anh có vì tài năng trời phú <otherworldly> của mình, Roger Federer cũng là bậc thầy <master> của sự đổi mới <reinvention>.

Federer quả thật là một trong những tay vợt thiên tài <gifted> của làng banh nỉ. Nhưng sau khi anh ấy tuyên bố giải nghệ ở tuổi 41, nhìn lại hơn 1500 trận đấu trong sự nghiệp kéo dài <span> 24 năm và bao gồm 20 danh hiệu Grand Slam, thật đáng chú ý <striking> khi nghĩ về số cách chơi/số lần lặp lại <iteration> khác nhau của anh ấy trong khi về cơ bản <fundamentally> anh ấy vẫn không hề thay đổi. Làm thế nào mà Federer có thể ở đỉnh cao lâu như vậy?

Photos: Getty Images; Design: Sam Richardson


Với vẻ ngoài <exterior> lạnh như băng <ice-cool> của anh ấy trên sân, thật không thể tưởng tượng được <inconceivable> rằng ban đầu Federer là một người khá nóng nảy <hothead>. Khi còn trẻ và bắt đầu tham gia giải đấu chuyên nghiệp, anh ấy sẽ bị xúc động <get emotional> trong các trận đấu, ném vợt, nổi cơn thịnh nộ <throw tantrums>, và để thua trước những đối thủ <opponents> yếu hơn rất nhiều.

Federer nhận ra mình phải thay đổi điều này, và quyết tâm <resolve> trở nên giống Bjorn Borg hơn thay vì giống John McEnroe trên sân.

Ban đầu <initially>, Federer lo lắng rằng anh đã đi quá xa và tự hóa giải thành công trong giai đoạn khó khăn giữa chiến thắng đột phá <breakout> trước Pete Sampras tại Wimbledon năm 2001 và giành danh hiệu ở đó hai năm sau. Nhưng trong hai tuần <fortnight> tại Wimbledon năm 2003, anh đã tìm lại được trạng thái cân bằng <equilibrium> và danh hiệu lớn đầu tiên đó cuối cùng đã trở thành danh hiệu thứ 20 kỷ lục tại Australian Open 15 năm sau.

Federer celebrates beating Sampras in the fourth round of Wimbledon in 2001

(Photo: Simon Bruty/Anychance/Getty Images)


Một phần của sự thay đổi <transformation> trong thái độ của anh ấy là do <be down to> sự ra đi của huấn luyện viên đầu tiên yêu quý <beloved>, Peter Carter, người đã chết trong một vụ tai nạn <crash> xe hơi trong tuần trăng mật ở Nam Phi của mình vào năm 2002. Federer đã rất đau buồn <devastated> nhưng quyết tâm trở thành tay vợt mà Carter mong muốn.

Một lời buộc tội <accusation> khác nhắm vào <level at> Federer hồi trẻ khi anh ấy cố gắng <struggle> thực hiện <make good on> những lời quảng cáo thổi phồng <hype> đó là anh ấy thiếu sự chuyên tâm <application>. Huấn luyện viên của anh ấy vào thời điểm đó, Peter Lundgren, nói rằng "Anh ấy lười biếng, anh ấy có vấn đề về sự tập trung <concentration> và thể chất của anh ấy thì không tốt."

Federer quyết tâm khắc phục <rectify> điều này sau khi thấy Mirka Vavrinec, hiện là vợ anh nhưng lúc đó là đồng đội của anh trong đội tuyển Thụy Sĩ tại Thế vận hội Sydney 2000, tập luyện với sự cống hiến <dedication> phi thường <phenomenal>. Federer được cho là đã theo dõi cô ấy không rời mắt <transfixed> trong Thế vận hội khi cô ấy tập luyện <drill> trong năm hoặc sáu giờ đồng hồ liên tục <on end>.

Cuối năm đó, anh cũng thuê huấn luyện viên thể lực Pierre Paganini. Hai người tiếp tục làm việc cùng nhau trong phần còn lại của sự nghiệp của Federer - hơn hai thập kỷ - và ông ấy được coi là một trong những thành viên quan trọng nhất trong đội của Federer.

Điều Paganini nhận thấy khi bắt đầu làm việc với Federer là trong suốt các giải trẻ, tài năng đáng kinh ngạc của anh ấy đã cho phép anh chơi hay dù không có được thể lực tốt nhất. Kể từ đó Paganini đã nói rằng ông ấy đặt ra khoảng thời gian <timeframe> 3 năm để giúp Federer đạt đến mức thể lực tốt nhất <elite> sau khi thấy rằng “thể chất <athleticism> của anh ấy rất kém”.

Trong thời gian đó, Federer đã trở thành nhà vô địch Grand Slam, và đã đổi mới thái độ trên sân cũng như phương pháp <approach> tập luyện và rèn luyện sức khỏe của mình.

Thể lực của Federer luôn là một trong những phần bị đánh giá thấp <underrated> nhất của anh ấy, một phần <partly> là vì động tác như vũ công ba-lê <balletic> của anh khiến mọi thứ dường như trở nên quá dễ dàng. Nhưng nó thật sự quan trọng <fundamental>là nền tảng <underpinned> cho một phần thường bị coi nhẹ/bỏ qua <overlook> khác trong cách chơi của anh ấy: kỹ năng phòng thủ <defence> đẳng cấp thế giới <world-class> cho phép anh ấy giữ điểm và thường kết thúc với những cú đánh <shot> không tưởng/kỳ diệu <miraculous>.

Nhưng trước tiên Federer sẽ phải thực hiện nhiều chỉnh sửa <tweak> và đổi mới. Quần vợt thay đổi liên tục <flux>, các mặt sân có tốc độ bóng chậm hơn và bóng nặng hơn đã biến đổi <alter> cách chơi môn thể thao này.

Khi Federer đánh bại Sampras trong trận đấu soán ngôi <changing-of-the-guard> tại Wimbledon năm 2001, cú giao bóng và bắt vô-lê vẫn là điều cần phải có <de rigueur>. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, các sân tennis ở tây nam London có tốc độ nhanh hơn nhiều so với mặt sân cỏ ngày nay, và điều này đã được phản ánh bởi những người lọt vào vòng bán kết năm đó. Ngay cả khi Sampras bị loại, ba trên bốn người chơi giao bóng và vô-lê gần như trong tất cả những lần giao bóng một và hai: Goran Ivanisevic, Pat Rafter và Tim Henman.

Điều này rất phù hợp với Federer, với phản xạ và kỹ năng lên lưới đáng kinh ngạc khiến anh ấy rất phù hợp <well-suited> với loại quần vợt staccato (ngắn và nhanh) này.

Nhưng Wimbledon và các giải đấu <tournament> khác muốn quần vợt không còn là một môn thể thao khan hiếm các loạt đánh bền <rally> và do đó đã thực hiện các sửa đổi <modification> - đáng chú ý <notably> nhất là với mặt cỏ tại SW19 (sân trung tâm Wimbledon) - để khuyến khích các loạt bóng dài hơn. Năm 2002, chỉ có Henman, một trong số những người vào bán kết Wimbledon, là người chơi giao bóng và bắt vô-lê và thậm chí anh ấy đã thường xuyên đứng ở cuối sân sau cú giao bóng thứ hai.

Đương nhiên Federer đã tiếp nhận những thay đổi của môn thể thao này vào bước tiến của mình - anh ấy sửa đổi lối chơi của mình và chấp nhận rằng bây giờ anh ấy sẽ phải đánh bại đối thủ từ cuối sân. Cú thuận tay <forehand> đẳng cấp thế giới của anh ấy, thường theo sau cú giao bóng được coi là <arguably> tốt nhất của quần vợt nam, cho phép anh ấy thực hiện điều đó một cách dễ dàng <ease>.

Federer đã tiếp nối danh hiệu Wimbledon đầu tiên của mình năm 2003 bằng cách vô địch ba trong số bốn giải lớn của năm 2004 (trừ giải Pháp mở rộng với chức vô địch thuộc về Gaston Gaudio người Argentina). Anh ấy ở một đẳng cấp khác <in a league of one’s own>, có những chiến thắng dễ dàng <thrashing> trước các tay vợt đáng lẽ phải là đối thủ <rival> của anh ấy.

Trong trận chung kết US Open năm đó, anh đã đánh bại Lleyton Hewitt - người tiền nhiệm <predecessor> của anh với tư cách là tay vợt nam thống trị <dominant> - với tỉ số 6-0, 7-6, 6-0. Hewitt chỉ giành được năm điểm trong set đầu tiên.

Không có sự cạnh tranh thực sự <genuine>, nhu cầu đổi mới của Federer dường như đã hết và anh ấy có thể tự do khám phá những phần bí ẩn nhất <outer reaches> trong tài năng phi thường của mình. Nhưng năm 2005 chứng kiến ​​sự xuất hiện của đối thủ lớn nhất của Federer, người đã đưa anh lên <elevate> những đỉnh cao mà thậm chí anh cũng không nghĩ là khả thi: Rafael Nadal.

Nadal đã đánh bại Federer ở bán kết và vô địch Pháp mở rộng năm đó khi vừa tròn 19 tuổi. Anh ấy làm được như vậy một phần là do tấn công không thương tiếc <merciless> vào cú trái tay <backhand> của Federer bằng những cú thuận tay chéo sân xoáy cực nặng khiến Federer phải đánh trả bằng cú đánh <stroke> một tay từ độ cao gần bằng vai. Đột nhiên, cú trái tay của Federer, được khen ngợi <fete> là vô cùng đẹp mắt, lại bị phô bày ra <expose> như một điểm yếu <weakness>.

Những người muốn một môn thể thao có tính cạnh tranh đã rất vui mừng <delighted> với sự xuất hiện của Nadal. Tuy nhiên, Federer thì không - anh ấy muốn tiếp tục thống trị vương quốc <kingdom> quần vợt với sự tự chủ <autonomy> hoàn toàn. Federer nói trong bộ phim tài liệu Strokes of Genius năm 2018: “Tôi không muốn có đối thủ. Về cơ bản <basically> tôi chỉ muốn trở thành người giỏi nhất. Đó là những gì tôi đã thấy… và sau khi Rafa bắt đầu nổi lên, lúc đầu tôi nghĩ tôi cũng phải đánh giá cao đối thủ, rằng anh ấy sẽ cạnh tranh với mình.”

Nhưng Federer nói thêm rằng: “Và có lẽ tôi phải điều chỉnh <adjust> cách chơi của mình để đối đầu với anh ấy. Vì vậy, bạn phải chấp nhận điều đó”.

Federer biết mình phải cải thiện cú trái tay nếu muốn so kè với Nadal. Và anh ấy đã làm được - đủ <sufficiently> để giành chiến thắng trong trận chung kết Wimbledon năm 2006 và 2007 trước Nadal. Nó cũng gần như đủ để cứu nguy <rescue> trong trận chung kết kinh điển năm 2008 - cú passing trái tay (video phía dưới 11:50) của Federer đã cứu điểm vô địch <championship> trong set thứ tư của trận đấu đó được cho là cú đánh hay nhất trong sự nghiệp của anh ấy - trước khi anh ấy chịu thất bại <succumb> sau năm set đấu.


Tuy nhiên, cú trái tay đó chưa bao giờ đủ mạnh để đánh bại <defeat> Nadal ở Roland Garros, và Federer đã thua Nadal cả sáu lần ở đó, nhưng cuối cùng anh ấy đã giành được danh hiệu Pháp mở rộng vào năm 2009 để vô địch cả bốn giải Grand Slam trong sự nghiệp. Vài tuần sau, anh vượt kỷ lục 14 danh hiệu Grand Slam của Sampras bằng cách đánh bại Andy Roddick trong trận chung kết Wimbledon.

Có thể đó cũng chính là sân mà anh ấy đã đánh bại Sampras vào 8 năm trước đó nhưng ngay cả với hai tay vợt giao bóng cực tốt, vẫn có nhiều loạt đánh bền cuối sân hơn nhiều so với thời của Sampras. Và lối chơi của Federer thậm chí còn đa dạng hơn so với năm 2001.

Về ngoại hình, Federer cũng đã đổi mới bản thân. Kiểu tóc đuôi ngựa <ponytail> hồi thanh thiếu niên trong trận đấu với Sampras đã không còn. Được coi là ví dụ điển hình <epitome> cho sự tinh tế <sophistication> của châu Âu, Federer sải bước trên sân Trung tâm trong chiếc áo khoác blazer trắng và quần tây trắng. Trong trận chung kết năm trước với Nadal, anh ấy đã bước vào sân với một chiếc áo cardigan có chữ viết tắt tên của mình (RF).

Federer's style, on and off the court, evolved during his eight Wimbledon victories (Photo: Getty Images)


Federer sớm phải đối mặt với một đối thủ khác, Novak Djokovic, người đã thống trị <dominate> quần vợt từ năm 2011 đến 2016. Để cố gắng ngăn chặn <stem the tide> điều này, Federer, trong độ tuổi 30 và đang vật lộn <struggle> với các vấn đề về lưng, đã quay trở lại cách chơi cũ. Anh ấy đã thuê tay vợt giao bóng và bắt vô-lê huyền thoại <legendary> Stefan Edberg vào cuối năm 2013, mùa giải tồi tệ nhất của mình trong hơn một thập kỷ, và trở lại lối chơi lên lưới như thời trẻ. Anh thậm chí còn bắt đầu áp dụng chiến thuật <tactic> “cắt bóng và lên lưới” cổ điển <classic> trong thời đại <era> của Edberg, được gọi là SABR (cú đánh lén của Roger) - đánh một cú approach shot (cú đánh nặng, sâu về cuối sân của đối thủ) khi trả giao bóng và lao <rush> lên lưới để đánh một cú vô-lê.

Những người truyền thống <purist> cho rằng Federer gợi lên <evoke> một thứ quần vợt dường như <seemingly> đã bị thất truyền, và kết quả của anh ấy được cải thiện rất nhiều <massively>. Những ngày đen tối của năm 2013 đã nhường chỗ cho <give way to> ba trận chung kết Grand Slam trong hai năm tiếp theo - ngay cả khi Djokovic là chướng ngại vật <obstacle> khó lay chuyển <immovable> trong cả ba. Federer cũng giành chức vô địch Davis Cup duy nhất vào năm 2014.

Federer đã thực hiện một sự điều chỉnh lớn khác trong lối chơi của mình vào năm 2014, cuối cùng anh ấy đồng ý sử dụng đầu vợt lớn hơn để giúp anh ấy có biên độ <margin> mắc lỗi cao hơn một chút cho các cú đánh, đặc biệt là với cú trái tay thiếu chắc chắn hơn của anh ấy. Federer luôn phản đối <resist> việc chuyển sang loại vợt hiện đại hơn nhưng rất vui vì anh ấy đã làm vậy, đánh hỏng ít cú trái tay hơn sau khi thay cây vợt 90 inch bằng cây vợt 97 inch.

Anh cần phải đổi mới nhiều hơn vào đầu năm 2016, khi một tai nạn bất ngờ <freak> khi chuẩn bị bồn tắm <run a bath> cho con gái khiến Federer bị chấn thương đầu gối và phải phẫu thuật <surgery> lần đầu tiên trong sự nghiệp. Anh ấy đã bỏ lỡ phần lớn mùa giải đó, mùa giải mà anh ấy đã kết thúc sớm sau trận thua ở bán kết Wimbledon.

Tại thời điểm này, Federer đã bị nhiều người (bao gồm cả tác giả bài này) cho là không đủ tốt để thành công <write off> và anh ấy biết rằng nếu muốn vô địch một giải Grand Slam tiếp theo kể từ Wimbledon 2012, anh ấy thực sự sẽ phải thay đổi.

Khoảng thời gian nghỉ - khoảng thời gian không thi đấu liên tục <sustained> đầu tiên của Federer - cho phép anh thực hiện một số chỉnh sửa cơ bản/quan trọng. Đáng chú ý <notable> nhất là ở cú trái tay, dưới sự hướng dẫn <guidance> của Ivan Ljubicic, người đã thay thế Edberg, và huấn luyện viên trưởng Severin Luthi, Federer đã dành thời gian tập rút ngắn động tác xoay người <swing> và thực hiện cú đánh sớm hơn để anh có thể trả giao bóng tốt hơn. Điều này sẽ giúp anh ít bị ảnh hưởng <susceptible> bởi những cú đánh mạnh <batter> từ Nadal bằng cách để bóng nảy lên <bounce> cao đến mức anh phải đánh trả ở độ cao ngang vai, một phương pháp được hỗ trợ bởi đầu vợt lớn hơn.

Federer năm 35 tuổi ngay lập tức <instantly> cho cả thế giới thấy rằng anh đã cải thiện cú đánh trái tay của mình như thế nào khi đánh bại đại kình địch <great rival> Nadal trong trận chung kết Australian Open 2017, giải đấu đầu tiên của anh sau sáu tháng nghỉ thi đấu vì chấn thương. Trong trận đấu đó, Federer đã ghi 14 điểm winner (ghi điểm trực tiếp, đối thủ không đỡ được bóng hoặc không chạm được vợt vào bóng) trái tay so với 9 điểm winner của Nadal, trong đó có một cú winner chéo sân đẹp mắt quan trọng <crucial> giúp anh lội ngược dòng <break back> trong set cuối cùng. Trong một lần đối đầu với tay vợt người Tây Ban Nha, Federer đã có thể sử dụng cú đánh này để vô hiệu hóa <neutralise> cú topspin (bóng xoáy lên trên) chéo sân thuận tay hiểm hóc <vicious> của Nadal.

Cú trái tay được nâng cấp <beef up> của Federer đã thay đổi hoàn toàn của cuộc so tài giữa anh với Nadal, giúp anh thắng sáu trong bảy lần đối đầu cuối cùng của họ. Sau khi thoải mái đánh bại Nadal tại Indian Wells năm 2017, khi đó anh suýt chút nữa đã trả giao bóng trái tay ghi điểm winner để kết thúc trận đấu, Federer giải thích tầm quan trọng của việc thay đổi vợt và những điều chỉnh khác đối với một cú đánh rắc rối <troublesome> như vậy.

“Tôi có thể bước vào sân dễ dàng hơn bao giờ hết,” Federer nói sau chiến thắng 6-2, 6-3 đó. “Tôi nghĩ rằng bằng cách sử dụng cú trái tay khi trả giao bóng ngay từ đầu <from the get-go> của mỗi lượt đánh, tôi có thể chiếm ưu thế <dominate> về điểm từ đầu trận đấu.”

Anh ấy nói thêm rằng: "Cú trái tay đã được cải thiện bởi vì tôi đã luyện tập rất nhiều với cây vợt mới."

Federer celebrates beating Djokovic at the ATP World Tour Finals in London on November 2019

(Photo: Ben Stansall/AFP)


Federer phiên bản 3.0 tiếp tục giành chức vô địch Wimbledon năm đó và sau đó là Úc mở rộng vào tháng 1 năm 2018, chạm mốc 20 danh hiệu Grand Slam ở tuổi 36. Sau đó, anh đã cứu hai điểm vô địch trước Djokovic tại trận chung kết Wimbledon 2019 nhưng lại chùn bước <falter> và cuối cùng chịu một thất bại đau đớn <agonising>.

Một điểm yếu mà Federer không bao giờ có thể hoàn toàn <fully> lay chuyển đó là thua trận ngay cả khi có match point (điểm kết thúc trận đấu) trước. Điều này có thể xảy ra với tất cả các tay vợt tại thời điểm này hay thời điểm khác, nhưng với Federer thì nó diễn ra thường xuyên <frequent> hơn nhiều so với Nadal hay Djokovic. Điều đó đã xảy ra với Federer khi đối đầu với Djokovic trong ba trận đấu Grand Slam. Tay vợt người Thụy Sĩ đã để thua như vậy 24 lần, trong khi <whereas> con số đó của Nadal là tám lần và của Djokovic chỉ là ba lần.

Sau thất bại năm 2019 trước Djokovic, sự kết hợp <combination> của chấn thương và đại dịch COVID-19 đã hạn chế <restrict> Federer chỉ tham gia thêm 12 giải đấu nữa. Ngay cả Federer, người đã bước sang tuổi 41 vào tháng trước, cũng không có khả năng <be capable of> đổi mới lần cuối, và anh ấy đã xác nhận vào thứ Năm (22/09) rằng Laver Cup sẽ là sự kiện cuối cùng của anh ấy.

Để đánh giá đúng khả năng thiên tài <genius> thực sự của Federer, chúng ta không chỉ đánh giá cao tài năng của anh ấy mà còn kinh ngạc trước <marvel at> cách anh ấy duy trì hiệu quả tuyệt vời và sự phấn khích của khán giả trong khi biến đổi <transform> rất nhiều yếu tố trong lối chơi: thái độ, thể lực, phong cách, vợt, cú trái tay… thậm chí cả mái tóc của và quần áo.

Đối với tất cả kỹ năng đáng kinh ngạc và sự tự tin vào bản thân <self-belief> của mình, việc thích nghi <adaptation> liên tục của Federer cho thấy anh ấy chưa bao giờ nghĩ rằng lối chơi của mình là hoàn hảo.

Khi làm như vậy, anh ấy cũng đã biến đổi hoàn toàn môn thể thao này.


* My longest article so far to pay tribute to one of the GOATs in sports!


Comments


©2021 bởi Transderledge. Tự hào được xây dựng từ Wix.com

bottom of page