How Argentina won the World Cup: Messi's voice, lucky Aguero and lots of beef
The Athletic - By Ed Malyon, Sam Lee and more (Dec 20, 2022)
Mức độ: B - Trung bình
CEFR level | Số từ | Tỉ lệ |
Tổng | 1963 | 100% |
A1 | 1252 | 64% |
A2 | 148 | 8% |
B1 | 95 | 5% |
B2 | 121 | 6% |
C1 | 43 | 2% |
Không phân loại | 304 | 15% |
Không ai nghĩ rằng Lionel Scaloni sẽ trở thành huấn luyện viên (HLV) của Argentina.
Với việc sa thải <dismissal> Jorge Sampaoli sau thất bại <defeat> 4-3 ở vòng 16 đội World Cup trước nhà vô địch Pháp vào năm 2018, hầu hết các nhà bình luận <commentator> đều thúc giục <urge> việc bổ nhiệm <appointment> một trong những HLV cấp câu lạc bộ đẳng cấp người Argentina, chẳng hạn như Mauricio Pochettino hoặc Diego Simeone .
Scaloni, người chưa bao giờ đảm nhiệm công việc huấn luyện câu lạc bộ, từng nằm trong đội ngũ của Sampaoli và được giao vai trò HLV tạm thời <interim> nhưng không được coi là một lựa chọn nghiêm túc để nắm vị trí này lâu dài <permanently>. Hoặc ít nhất, ông không được cân nhắc trở thành HLV chính thức cho đến khi tình trạng tài chính <finance> tồi tệ <parlous> của Hiệp hội <Association> Bóng đá Argentina trở nên rõ ràng một cách đau đớn <painfully>. Hệ thống quản trị <regime> thua lỗ <ruinous> của chủ tịch Julio Grondona đã khiến họ không thể chiêu mộ được một ứng cử viên nổi tiếng hơn và vì vậy Scaloni đã được trao cơ hội.
Scaloni biết rõ những phản ứng thất vọng <underwhelming> đối với việc ông được bổ nhiệm (Diego Maradona từng nói rằng Scaloni còn không có khả năng điều tiết giao thông, nói gì đến <let alone> quản lý đội tuyển quốc gia) và hiểu sự cần thiết phải thành lập <establish> một nhóm hỗ trợ mạnh xung quanh ông. Quan trọng nhất, ông ấy biết tầm quan trọng của những người mà có thể giành được sự tin tưởng <confidence> của Messi.
Người mà ông bổ nhiệm đầu tiên, Pablo Aimar - một trong những thần tượng thời thơ ấu của Messi và đồng đội tại World Cup 2006 - chính là mấu chốt <pivotal>.
Biệt danh của Aimar có thể là "Chú hề" nhưng điều đó trái với <belie> tầm ảnh hưởng của ông ấy: ông được coi là nhịp tim đầy cảm xúc <emotional> của đội <squad> Argentina (ông ấy đã khóc trên băng ghế <bench> ban huấn luyện sau khi Messi ghi bàn mở tỷ số quan trọng <crucial> vào lưới Mexico ở trận đấu thứ hai của vòng bảng) và có sự tôn trọng vững chắc <unwavering> của các cầu thủ.
Nguồn: Rodrigo Valle/Getty Images
Những bổ sung khác vào đội ngũ của Scaloni đều rất khôn ngoan <shrewd>. Cựu <former> trung vệ Walter Samuel, một người mạnh mẽ, thầm lặng trong đội, chịu trách nhiệm làm việc với hàng thủ <defence>, thường tổ chức các cuộc họp 1-1 hoặc trò chuyện nhóm nhỏ để truyền đạt <convey> chỉ dẫn của HLV. Roberto Ayala, từng là giám đốc thể thao <sporting> của Racing Club ở Argentina và sau đó là của Valencia trong một thời gian ngắn <briefly>, thực hiện nhiệm vụ giám sát <oversee> chung.
Trong khi đó, Scaloni đặt ra văn hóa mà chủ yếu là dựa trên <be founded on> chủ nghĩa thực dụng <pragmatism>.
Trong khi <Whereas> hầu hết các HLV người Argentina được coi là môn đồ <disciple> của một trong hai trường phái <school> - Bilardismo (tinh thần <mentality> chiến thắng bằng mọi giá <at all costs> của Carlos Bilardo, HLV vô địch World Cup 1986) và Menottismo (được đặt theo tên của Cesar Luis Menotti, người giành cúp <trophy> vàng năm 1978 với triết lý <philosophy> tự do phóng khoáng) — Scaloni dung hòa cả hai. Ông ấy điều chỉnh chiến thuật <tactics> của mình để thích ứng <adapt> với đối thủ <opponent>, thường xuyên chuyển đổi hệ thống và nhân sự <personnel> giữa và trong các trận đấu.
Scaloni đã nói trước khi giải đấu <tournament> ở Qatar bắt đầu rằng: “Các đội thông minh, thận trọng <cautious>, biết khi nào nên tấn công và khi nào nên phòng ngự <defend>, sẽ vô địch World Cup. Hiếm có đội nào chiến thắng một cách áp đảo <overwhelming>. Trí thông minh là một phần của bóng đá và chúng ta sẽ phải tự điều chỉnh để biết điều gì phù hợp với mình.”
Việc Scaloni từ chối <refusal> sử dụng một hệ thống ổn định <settled> đã không nhận được sự tán thành <approval> nhất trí <unanimous> ở Argentina. Theo ‘The Athletic’, ngay cả trong nội bộ ban huấn luyện cũng có những lo ngại <concern> rằng đội hình này không chắc chắn như khi vô địch Copa America 16 tháng trước đó, mặc dù <albeit> điều đó phần lớn <largely> là do <be attributed to> chấn thương.
HLV cũng hài lòng <content> khi để Messi làm người quản lý trên sân, điều chỉnh lối chơi theo ý muốn của anh ấy.
Trong trận đấu quan trọng <vital> ở vòng bảng với Mexico, khi Argentina đối mặt với nguy cơ bị loại, Messi - thất vọng <frustrated> vì không đóng góp nhiều vào thế trận - nói với Di Maria rằng anh cần bóng ở trung lộ vì anh thấy <sense> khu vực này của đối thủ không chắc chắn. Đúng như dự đoán/Y như rằng <sure enough>, ở phút 64, Di Maria chuyền bóng chính xác <precisely> tới khu vực đó và không có hậu vệ <defender> nào xung quanh Messi trong bán kính 2m, anh đã khống chế bóng một nhịp và ghi bàn mở tỷ số.
Nguồn: Claudio Villa/Getty Images
“Cậu ấy giống như một tay bắn tỉa <sniper>, hay một thợ săn, cậu ấy luôn quan sát xung quanh”, nhà báo người Argentina Martin Mazur đánh giá <appraise> về khả năng phân tích trận đấu của Messi. “Kể cả khi đi bộ, lúc nào cậu ấy cũng như đang săn mồi. Nó giống như một bộ phim tài liệu về thế giới động vật và đang tính toán những gì cậu ấy sẽ làm tiếp theo.”
Tuy nhiên, Scaloni đã can thiệp <intervene> khi cần thiết. Sau trận thua Saudi Arabia, khi cả đội đã trở lại cơ sở tập luyện của họ, ông được cho là đã triệu tập một cuộc họp với các cầu thủ và đội ngũ của mình. Đó không phải là một màn quát tháo <dressing-down> tức giận - mà là một nỗ lực <attempt> để khích lệ, động viên, đặc biệt là với những người chưa có kinh nghiệm trong các giải đấu như thế này.
Sự thất vọng <disappointment> trong đội đã nhanh chóng nhường chỗ cho <give way to> những thông điệp tích cực hơn từ những người như Di Maria, Gomez, De Paul và Emiliano Martinez.
Thông điệp rất rõ ràng: đừng nghĩ mãi về <dwell on> sự thất vọng này.
Kế hoạch của Scaloni rất khôn ngoan <wise> vì toàn bộ <entire> chiến dịch của Argentina được thúc đẩy <fuel> bởi cảm xúc, và không chỉ liên quan đến việc trao cho Messi chiếc cúp mà anh xứng đáng <deserve> có được trong sự nghiệp.
World Cup này cũng đưa ra bằng chứng <proof>, nếu cần, rằng có rất ít thế lực thể thao đáng gờm <formidable> hơn một đội tuyển Argentina với sự bất bình <grievance>, và ở Qatar họ đã gặp phải nhiều sự bất bình như vậy.
Trong giai đoạn đầu của giải đấu, đã có những lời phàn nàn <grumble> từ các đơn vị truyền thông rằng việc tiếp cận đội tuyển Argentina tương đối <relatively> hạn chế <restricted>, đặc biệt là do nó trái ngược với sự cởi mở của Brazil.
Trong khi các đại kình địch của họ thoải mái để HLV và cầu thủ thảo luận chi tiết về chiến thuật và cách chuẩn bị <preparation>, thì Argentina rõ ràng là khó chịu <prickly> hơn nhiều. Một cuộc trao đổi nảy lửa <feisty> là ví dụ tiêu biểu cho <typify> thái độ này, Scaloni nổi giận <take umbrage> trước câu hỏi <inquiry> liên quan đến việc De Paul rời buổi <session> tập sớm. Vị HLV này nói rằng ông sẽ trả lời nhưng chỉ khi nhà báo đó tiết lộ <reveal> nguồn tin.
Tinh thần vây hãm <siege> này mở rộng <extend> ra cả trên sân bóng <pitch>, và đã được Martinez gói gọn/tóm lược <encapsulate> một cách tốt nhất.
Thủ môn này — có biệt danh là 'Dibu' vì khi còn trẻ anh ấy trông giống như một nhân vật hoạt hình cùng tên — là một trong những cầu thủ được ưa thích và kính trọng nhất của đội (Messi đã công nhận <credit> anh là người giúp Argentina vô địch Copa America năm ngoái) nhưng lại nổi tiếng với cách tiếp cận dễ kích động <combustible> của mình. Trong một cuộc phỏng vấn trước giải đấu, khi Paredes được hỏi sẽ loại ai có “tính khí nóng nảy <hot temper> nhất” khỏi nhóm WhatsApp của đội, anh ấy đã chọn <select> Martinez.
Những trò hề <antic> của thủ môn thuộc biên chế CLB Aston Villa ngày càng <increasingly> trở nên quá đáng khi World Cup diễn ra <progress>.
Không thể phủ nhận khoảnh khắc đặc biệt của anh ấy là sau trận chung kết hôm Chủ nhật, khi anh ăn mừng giải thưởng Găng tay vàng <Golden> giành cho thủ môn xuất sắc nhất giải đấu bằng cách đặt chiếc cúp lên háng <groin> và ưỡn hông <hip> - rõ ràng <apparently> là muốn ám chỉ kích thước bộ phận sinh dục <genitals> của mình - nhưng đó không phải trò quậy duy nhất.
Nguồn: The Athletic
Sau chiến thắng <victory> căng thẳng ở tứ kết trước Hà Lan, với 18 thẻ vàng được rút ra, một kỷ lục tại World Cup. Và cuối cùng <ultimately> trận đấu được quyết định bởi màn trình diễn xuất sắc của Martinez trong loạt sút luân lưu <penalty>, thủ môn này tiết lộ rằng anh đã chụp ảnh màn hình điện thoại của mình về những bình luận của Louis van Gaal trước trận đấu, khi HLV đối phương <opposition> tuyên bố rằng chuyên môn <expertise> sút phạt đền của đội tuyển Hà Lan sẽ mang tính quyết định <decisive> nếu trận đấu phải đi đến loạt luân lưu.
Martinez nói, “Tôi đã cho Martin (Tocalli, HLV thủ môn của Argentina) và bác sĩ tâm lý <psychologist> của tôi xem và nói với họ rằng: ‘Ông ta đã châm ngòi <light the fuse> rồi’. Tôi đã lưu bài báo đó trên điện thoại của mình và xem nó để lấy động lực <motivation> mỗi ngày trong thời gian chuẩn bị trước trận đấu.”
Martinez không phải là người Argentina duy nhất cảm thấy bị khiêu khích <provoke> trong đêm đó.
Messi cũng đã phải cố gắng <struggle> kiềm chế sự khó chịu của mình, đưa hai tay lên tai hướng về phía Van Gaal và ban huấn luyện đội tuyển Hà Lan sau khi ghi bàn mở tỷ số trận đấu từ chấm phạt đền, và sau đó tạm dừng <break off> cuộc phỏng vấn sau trận đấu để tỏ thái độ với tiền đạo <striker> người Hà Lan Wout Weghorst .
“Mày đang nhìn cái gì vậy, đồ ngốc <fool>?” Messi hét lên <yell>. “Cứ đi đường đó đi, đồ ngốc. Biến đi."
Aguero, người ở gần đó <nearby> trong đường hầm <tunnel>, sau đó đã phải can thiệp khi Weghorst cố gắng bắt tay Messi.
Và ngay cả trong khoảnh khắc chiến thắng <triumph> vĩ đại nhất, khi họ ăn mừng chức vô địch World Cup với những thùng <crate> bia, trong phòng thay đồ vào tối Chủ nhật, các cầu thủ vẫn hăm hở <eager> trêu chọc <tease> đối thủ <rival> cũng như ăn mừng thành tích của chính họ. Từng người một, họ kêu gọi một “phút mặc niệm <minute of silence>” cho các đối thủ của mình – từ Kylian Mbappe, người có cú hat-trick trong trận chung kết nhưng vẫn không thể đem lại chiến thắng cho đội tuyển Pháp, cho đến Kingsley Coman, người mà Martinez cản phá thành công quả luân lưu, và sau đó là cả nước Brazil.
Trên thực tế <In truth>, Argentina đang được truyền năng lượng từ người hâm mộ cũng nhiều như từ chính bản thân họ.
Không một quốc gia nào, có thể ngoại trừ <exception> Brazil, được ủng hộ cuồng nhiệt hơn Argentina tại Qatar. Điều này đã được thể hiện bởi hơn 1000 người ủng hộ có mặt tại khuôn viên trường đại học lúc 3h45 sáng giờ địa phương để chào đón đội sau khi họ vừa đến đây từ một trại tập luyện trước giải đấu ở nước láng giềng <neighbouring> Abu Dhabi.
Martinez nói: “Chúng tôi cảm thấy như những người dân địa phương, như chúng tôi đang chơi ở Argentina vậy. Sự ủng hộ của mọi người đã giúp chúng tôi vượt qua trận đấu tồi tệ với Saudi Arabia.”
Có rất nhiều <abound> câu chuyện đáng chú ý <remarkable> về những nỗ lực mà người hâm mộ Argentina đã bỏ ra, đó là khao khát <desire> được chứng kiến đội tuyển làm nên lịch sử.
Theo ‘The Athletic’, một cổ động viên đã bán ô tô, nghỉ việc và ly thân với vợ để đến Qatar; những người khác được cho là <reportedly> đã vay ngân hàng và mắc nợ <debt> hàng nghìn đô la với hy vọng được chứng kiến <witness> thời khắc lịch sử.
Ở quê nhà Argentina, mọi thứ cũng không kém phần cuồng nhiệt <intense>.
Vào đêm trước trận chung kết, nổi lên <emerge> một tập thể <collective> gồm hàng trăm phù thủy — được gọi là <so-called> La Brujineta (một cách chơi chữ của 'bruja', từ tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là phù thủy và 'La Scaloneta', biệt danh của đội tuyển Argentina) - đang thực hiện các nghi lễ <ritual> để hấp thụ <absorb> năng lượng tiêu cực từ các cầu thủ Argentina. Nhóm này hiện có hơn 28.000 người theo dõi trên Twitter.
Mỗi chiến thắng của Argentina được chào đón bằng những màn ăn mừng ngày càng hỗn loạn <chaotic>, với quảng trường Plaza de la Republica tại Buenos Aires là điểm tụ tập chính cho những người hâm mộ vui sướng <jubilant>.
Tuy nhiên, mỗi vùng lại có nhà vô địch riêng của họ, và một trong những điều quen thuộc trong các cuộc họp báo của HLV Scaloni là sự hiện diện <presence> của Diego Korol, một nhà báo của tờ Ole, người sẽ tặng Scaloni một lá cờ, một bức ảnh và một lời nhắn từ Pujato, quê hương của vị HLV này.
Scaloni rất hòa nhã <gracious>, mặc dù khi Korol thực hiện <conduct> nghi thức nhỏ của mình trước trận đấu với Mexico, rõ ràng là ông ấy đã rất khó chịu. Tuy nhiên, vào thời điểm Korol tiếp cận <approach> ông trước trận chung kết, Scaloni đã thay đổi hoàn toàn, và khi ông được cho xem đoạn video quay cảnh những người ở Pujato chúc may mắn cho cả đội, vị HLV vốn điềm tĩnh <composed> này đã bật khóc.
Và xuyên suốt giải đấu, thành công của Argentina luôn đi kèm <accompany> với 'Muchachos' - câu hát vang lên khắp mọi nơi <ubiquitous> đã trở thành khẩu hiệu của người hâm mộ cũng như <alike> các cầu thủ.
<Adapt> Phỏng theo bài hát Muchachos năm 2003 của ban nhạc punk La Mosca ở Buenos Aires, với lời bài hát <lyrics> được viết lại bởi một cổ động viên Argentina tên là Fernando Ramos, ca khúc này tôn vinh lịch sử và văn hóa thể thao của Argentina. Tất cả các yếu tố quan trọng đều được nhắc đến – Messi, Maradona, Malvinas (quần đảo tranh chấp <dispute> gần bờ biển Argentina bị Vương quốc Anh chiếm đóng <occupy> và là lý do dẫn đến cuộc xung đột <conflict> giữa hai quốc gia năm 1982) và một số lời trêu chọc Brazil về thất bại của họ ở trận chung kết Copa America 2021.
Nó đã được hát vang <belt out> bởi các cổ động viên trên khán đài <stand> và đường phố khắp Qatar, cũng như bởi các cầu thủ trong phòng thay đồ. Trong khi đó, ở quê nhà, nó đã trở thành nhạc hiệu của mùa hè: sau chiến thắng trước Australia ở vòng 16 đội, người lái tàu điện ngầm ở Buenos Aires đã phải dừng lại để yêu cầu hành khách ngừng nhảy lên xuống khi hát bài hát này. Nhưng họ vẫn tiếp tục làm vậy thêm 10 phút nữa.
Đã có những đội mạnh hơn giành chức vô địch World Cup trong lịch sử 92 năm của giải đấu, và chắc chắn có những đội nổi tiếng hơn. Nhưng cuối cùng, chiến thắng này không thuộc về những người trung lập <neutral>, hay thậm chí là nhóm đông đảo những người theo dõi Messi trải dài <span> khắp các châu lục.
Như Scaloni đã nhận xét <observe> khi vẫn còn ngây ngất <giddy> sau trận chung kết nghẹt thở <breathless> hôm Chủ nhật, chức vô địch này là chiến thắng cho Argentina và đội bóng phi thường của họ, những người có tính kỷ luật <discipline>, tư thế đĩnh đạc <poise> và ý thức về mục đích cuối cùng đã áp đảo đối với bất kỳ ai dám <dare> cản đường họ.
“Những cầu thủ này ra sân cho đất nước của họ, cho những người hâm mộ Argentina,” Scaloni nói. “Không có sự ganh đua <rivalry> nào trong đội, họ chơi vì nhau, mọi người đều đi đúng hướng. Họ vô cùng tự hào <pride> khi được chơi cho quê hương của mình. Các cầu thủ đã nỗ lực hết sức. Tôi rất tự hào về họ."
(Contributors: Adam Crafton, David Ornstein, Dermot Corrigan, Ed Malyon, Felipe Cardenas, Laurie Whitwell, Oliver Kay, Pol Ballus, Sam Lee)
(Main graphic — photos: Getty Images/ Design: Samuel Richardson)
Comments