top of page
Ảnh của tác giảTransderledge

22 điều chúng tôi nghĩ sẽ xảy ra trong năm 2022 (Phần 2)

Đã cập nhật: 9 thg 1, 2022

22 things we think will happen in 2022 (Part 2)

(VOX) Dylan Matthews, Kelsey Piper, and Sigal Samuel – Jan 1, 2022, 7:00am EST


Covid-19

  • Cho đến cuối năm, 20% trẻ em Mỹ từ 6 tháng đến 5 tuổi sẽ được tiêm ít nhất một mũi vắc-xin Covid (65%)

Các nhà sản xuất vắc-xin đang bận rộn thử nghiệm <be busy doing st> tính an toàn và độ hiệu quả <efficacy> của vắc-xin của họ đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Pfizer/BioNTech đang tiến xa nhất <furthest along>, với các thử nghiệm Giai đoạn 2/3 hiện đang được thực hiện mà có thể cho ra <yield> những dữ liệu ban đầu <initial> trong tháng tới. Tất nhiên, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh vẫn cần phải phê duyệt <issue an approval> trước khi các mũi tiêm có thể được đưa vào sử dụng, nhưng Pfizer/BioNTech cho biết họ dự kiến ​​sẽ cung cấp các liều thuốc <dose> này vào tháng 4 năm 2022.

Bác sĩ Anthony Fauci có vẻ nghĩ rằng việc triển khai tiêm chủng vào mùa xuân là có thể thực hiện được <doable>. “Hy vọng rằng trong một khoảng thời gian ngắn hợp lý, có thể là đầu năm 2022, trong quý đầu tiên của năm 2022, sẽ sẵn sàng để tiêm cho các em,” ông nói đến trẻ em dưới 5 tuổi.

Tuy vậy <that said>, theo cuộc thăm dò từ Kaiser Family Foundation, 30% phụ huynh có con dưới 5 tuổi nói rằng họ “chắc chắn không” tiêm phòng cho trẻ. Tính đến thời điểm viết bài viết này, chỉ có khoảng 17% trẻ em từ 5-11 tuổi đã tiêm ít nhất một liều. Đối với những đứa trẻ thậm chí còn nhỏ tuổi hơn, sự do dự có thể được thể hiện rõ ràng <be pronounced> hơn vì một số cha mẹ muốn “chờ xem” <wait and see> các tác dụng phụ <side effect>; thăm dò ý kiến ​​cho thấy rằng có con càng nhỏ thì các bậc cha mẹ càng trở nên do dự <hesitant> hơn về việc tiêm vắc-xin Covid cho chúng. Vì vậy, mặc dù tôi nghĩ rằng có nhiều khả năng 20% ​​trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi sẽ được tiêm ít nhất một mũi nếu chúng ta cho những người "chờ xem" đến cuối năm 2022, tôi không nghĩ rằng sẽ có một tỷ lệ phần trăm <percentage> cao hơn. —Sigal Samuel

  • Đến cuối năm, một biến thể mới sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thêm vào danh sách đáng lo ngại (75%)

Tôi thực sự hy vọng dự đoán này của tôi là sai. Nhưng tôi e rằng một biến thể mới đáng lo ngại sẽ xuất hiện trong danh sách của WHO, vì một lý do đơn giản: Giữa các quốc gia giàu có tích trữ <hoard> vắc-xin và một số người dân tỏ ra ngần ngại trong việc tiêm chủng, chúng ta không tiêm vắc-xin cho toàn cầu đủ nhanh để vi-rút không có cơ hội biến đổi <mutate> thành một chủng mới và nghiêm trọng. Ở các nước thu nhập thấp, chỉ có 7,3 phần trăm người dân đã tiêm ít nhất một mũi.

Trong năm ngoái, năm biến thể đáng lo ngại đã được liệt kê trong danh sách của WHO. Tôi không hy vọng nhiều <high hopes> rằng chúng ta sẽ đi qua năm 2022 mà không có thêm ít nhất một biến thể nữa vào danh sách <litany> đáng buồn đó. —SS

Nguồn: Wix

  • 12 tỉ liều vắc-xin Covid-19 sẽ được tiêm trên toàn cầu tính đến tháng 11 năm 2022 … (80%)

Việc triển khai <rollout> tiêm vắc-xin toàn cầu đã không đạt được kết quả tốt như mong đợi, hoặc tốt vừa đủ để ngăn chặn sự xuất hiện của các biến thể <variant> mới. Nhưng so với những gì thế giới có thể làm được cách đây vài thập kỷ, thì nó khá ấn tượng <impressive>. Đã khoảng một năm kể từ khi các quốc gia đầu tiên phê duyệt vắc-xin được phát triển để chống lại Covid-19, và hơn 8,5 tỷ liều đã được tiêm. Nếu tốc độ tiếp tục như vậy trong năm tới, thế giới sẽ dễ dàng tiêm được 12 tỷ liều, hoặc đủ cho mỗi người trên 20 tuổi đều được tiêm hai mũi.

Các quốc gia có thể sẽ không duy trì được tỷ lệ đó hoặc thậm chí là giảm đi nhiều, bởi vì những người dễ dàng tiếp cận tiêm chủng thì phần lớn đã tiêm, và các nỗ lực tiêm chủng còn lại sẽ phải liên quan đến việc phân phối tới các vùng nghèo và nông thôn <rural area>, đồng thời vượt qua <overcome> sự chần chừ tiêm vắc xin. Nhưng tôi vẫn nghĩ thế giới sẽ đạt được cột mốc <milestone> này, có lẽ là vào mùa hè.

Tất nhiên, 12 tỷ mũi vắc-xin đó vẫn sẽ không được phân bổ <distribute> đồng đều <evenly>; nhiều nước giàu hiện đang khuyến khích tiêm các mũi nhắc lại và tiêm cho trẻ em, trong khi đó vẫn còn một số nước có tỷ lệ tiêm chủng rất thấp. —Kelsey Piper

  • … nhưng ít nhất một quốc gia có dưới 10% dân số được tiêm 2 mũi vắc-xin tính đến tháng 11 năm 2022 (70%)

Đối với việc tiêm chủng để giúp bảo vệ thế giới trước sự xuất hiện của các biến thể mới trong tương lai, không thể có khoảng cách lớn về phạm vi tiêm chủng. Thật không may, đó có lẽ chính xác là những gì chúng ta sẽ phải đón nhận. Tại nhiều nơi, rất nhiều người không muốn <be reluctant to V> tiêm chủng; ở những nơi khác, khả năng tiếp cận với vắc-xin còn rất hạn chế, và việc thay đổi điều đó đòi hỏi kinh phí và nỗ lực hỗ trợ mà các nước giàu không muốn kéo dài <extend>.

Ở nhiều nơi trên thế giới, các phòng khám <clinic> chăm sóc sức khỏe được xem như một lựa chọn đắt đỏ cho các trường hợp khẩn cấp, không như các nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe dự phòng <preventive>; chúng cũng được cho là <are thought of as> chủ yếu phục vụ người mang thai và trẻ nhỏ. Điều đó khiến việc tiêm chủng cho những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất khó hơn. Các chiến dịch tiêm chủng có nguồn lực hạn chế <underresourced> sẽ không thành công, và đủ nguồn lực không chỉ có nghĩa là tiếp cận đủ vắc xin mà còn là năng lực <capacity> đưa chúng đến với mọi người. Tôi rất muốn thấy điều này xảy ra vào năm 2022, nhưng rất tiếc, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ thấy điều đó ở mọi nơi cần thiết. —KP


Khoa học và công nghệ

  • Thuốc gây ảo giác sẽ không cấu thành tội phạm <decriminalize> hoặc được hợp pháp hóa <legalize> ở ít nhất thêm một bang nữa của Hoa Kỳ (75%)

Các chất gây ảo giác <psychedelics> đã và đang trải qua thời kỳ phục hưng <renaissance> trong vài năm qua khi ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng có khả năng giúp điều trị các tình trạng sức khỏe tâm thần <mental health> như trầm cảm <depression> và PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn). Một phong trào mong muốn bỏ cấu thành tội phạm hoặc hợp pháp hóa các loại thuốc như vậy đang thu hút sự chú ý <gain traction>. Vào năm 2020, các cử tri <voter> Oregon đã bỏ phiếu để hợp pháp hóa psilocybin, thành phần kích thích thần kinh <psychoactive> chính trong nấm ma thuật, trong các cơ sở điều trị có giám sát <supervise> (tiểu bang này cũng đã bỏ cấu thành tội phạm với tất cả các loại thuốc). Ở Washington, DC, các cử tri đã thật sự bỏ cấu thành tội phạm đối với thực vật có khả năng gây ảo giác. Một số ít các thành phố của Hoa Kỳ, bao gồm Detroit và Denver, đã bỏ cấu thành tội phạm với psilocybin.

Khi động lực <momentum> tiếp tục được tạo ra, tôi nghĩ có nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy một loại thuốc gây ảo giác được bỏ cấu thành tội phạm hoặc hợp pháp hóa ở ít nhất một bang nữa của Hoa Kỳ. Tôi sẽ để mắt đến California, nơi sẽ đưa ra quyết định về việc loại bỏ cấu thành tội phạm cho một loạt các chất gây ảo giác bằng cách bỏ phiếu vào năm 2022. —SS

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ khám phá ra một loại thuốc mới – hoặc một loại thuốc đã có nhưng phù hợp với các mục đích mới – hứa hẹn sẽ được thử nghiệm lâm sàng <clinical trial> (85%)

Trong nhiều năm, đã có rất nhiều sự thổi phồng <hype> về tiềm năng của AI trong việc chuyển đổi việc khám phá thuốc mới. Cuối cùng thì chúng ta cũng bắt đầu thấy những lời thổi phồng đó trở thành hiện thực <turn into reality>. Vào năm 2020, các nhà nghiên cứu AI có trụ sở tại MIT đã tìm ra một loại thuốc kháng sinh <antibiotics> mới, và một công ty khởi nghiệp của Anh có tên Exscientia nói rằng viên thuốc mới dành cho bệnh OCD (rối loạn ám ảnh cưỡng chế) của họ sẽ là loại thuốc đầu tiên do AI thiết kế <AI-designed> được thử nghiệm lâm sàng trên người. Vào năm 2021, Exscientia tiếp tục với hai loại thuốc nữa, một loại dành cho bệnh nhân có khối u <tumor> và một loại khác dành cho chứng rối loạn tâm thần <psychosis> do bệnh Alzheimer.

Dựa trên lịch sử theo dõi <track record> trong hai năm qua, tôi dự đoán rằng một khám phá như vậy nữa sẽ xảy ra vào năm 2022, tạo ra một loại thuốc đủ hứa hẹn để đáng được <merit> thử nghiệm lâm sàng. Đây có thể là một hợp chất <compound> hoàn toàn mới hoặc một loại thuốc hiện có mà AI phát hiện ra rằng nó có cách sử dụng mới. Một công ty lớn đáng chú ý mới tham gia lĩnh vực này là Isomorphic Labs, vừa được Alphabet ra mắt để khám phá các loại thuốc mới bằng cách sử dụng AI của DeepMind. (Demis Hassabis, Giám đốc điều hành của DeepMind, cũng sẽ là Giám đốc điều hành của Isomorphic.) —SS

  • Chính phủ Hoa Kỳ sẽ không gia hạn <renew> lệnh cấm tài trợ cho nghiên cứu tăng chức năng <gain-of-function> (60%)

Vào năm 2014, sau một loạt tai nạn thảm khốc <disastrous> trong phòng thí nghiệm cho thấy rõ ràng rằng các quy trình <procedure> trong phòng thí nghiệm không đủ <adequate> để ngăn chặn việc phát tán những mầm bệnh <pathogen>gây chết người <deadly>, chính phủ Hoa Kỳ đã tạm dừng tài trợ cho nghiên cứu "tăng chức năng" với các bệnh có thể ảnh hưởng đến con người và khiến vi-rút nguy hiểm và dễ lan truyền <transmissible> hơn.

Theo tôi <to my mind>, đây là một quyết định <call> cực kỳ hợp lý của chính quyền <administration> Obama. Nghiên cứu sinh học rất có giá trị, và xã hội chúng ta nên đầu tư nhiều hơn vào nó, nhưng nghiên cứu trong phòng thí nghiệm liên quan đến việc chế tạo <engineer> thứ mà có thể hoạt động như vũ khí <weapon> chết người thì không được chấp nhận và không nên được tài trợ. Các nhà nghiên cứu tham gia vào các nghiên cứu tăng chức năng đã phản đối <push back> lệnh cấm này, và vào năm 2017 lệnh cấm này đã đảo ngược - Hoa Kỳ hiện lại tiếp tục tài trợ <fund> cho các thí nghiệm như vậy.

Điều này thật là thái quá và nếu có điều gì có thể khiến <prompt> chính phủ phải xem xét lại <revisit>, thì điều đó chính là hàng triệu người chết vì một đại dịch mới trong hai năm qua. Nhưng tôi vẫn chưa thấy chính phủ Hoa Kỳ có bất cứ động thái <move> nào để đưa chính sách này trở lại. Tôi thật sự hy vọng rằng điều đó sẽ thay đổi vào năm 2022. —KP


Môi trường

  • Chính quyền Biden sẽ đặt ra phí tổn xã hội <social cost> của carbon ở mức lớn hơn hoặc bằng 100$/tấn (70%)

Phí tổn xã hội của carbon (SCC) là một đơn vị đo <measure>, tính bằng đô la, về mức độ thiệt hại kinh tế do thải ra 1 tấn CO2. SCC là một chỉ số quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc hoạch định chính sách <policymaking> - và có lý do chính đáng để nghĩ rằng chúng ta đã hoàn toàn đánh giá thấp <underestimate> nó. Mặc dù chính quyền Obama đã đặt SCC ở mức 51$/tấn, nhưng chính quyền Trump đã giảm nó xuống chỉ còn 1$. Vào đầu năm 2021, chính quyền Biden đã khôi phục nó thành 51$ như một động thái tạm thời <interim>, hứa hẹn sẽ nghiên cứu sâu <in depth> vấn đề này và đưa ra quyết định cuối cùng vào đầu năm 2022.

Các phát hiện gần đây chỉ ra <indicate> rằng phí tổn xã hội chính thức của carbon cần được tăng lên đáng kể. Một nghiên cứu cho thấy khi tính đến <factor in = take into account> các trường hợp tử vong liên quan đến nhiệt được dự báo - "chi phí tử vong <mortality> của carbon" - thì SCC tăng lên con số khổng lồ <whopping> $258/tấn. Các nhà kinh tế <economist> cho rằng chính quyền Biden có thể sẽ tăng nhiều đến vậy, nhưng thực sự thì ít nhất cũng phải lên tới 100$. Hai chuyên gia hàng đầu về SCC - Joseph Stiglitz của Đại học Columbia và Lord Nicholas Stern của Viện Kinh tế London - đã nói rằng khoảng 100$ là thích hợp. Các chuyên gia khác, chưa kể đến <not to mention> bang New York, thì cho rằng con số 125$ sẽ tốt hơn. Cân nhắc <take into consideration> tất cả những điều này, tôi nghĩ là hợp lý khi dự đoán rằng Biden sẽ đặt ở mức ít nhất là 100$ —SS

  • 2022 sẽ nóng hơn 2021 (80%)

Một trong những hậu quả rõ ràng hơn - nhưng đôi khi lại bị bỏ qua <overlook> - của biến đổi khí hậu là hầu như năm nào cũng nóng hơn năm trước, có nghĩa là việc trải qua năm nóng nhất trong lịch sử hiện nay đã trở thành thông lệ <routine>. Điều này có nghĩa là dự đoán ảm đạm <gloomy> này lại diễn ra <recur> tại Future Perfect (Tương lai Hoàn hảo): 80% khả năng mỗi năm sẽ nóng hơn năm ngoái. Dựa trên việc xem xét dữ liệu nhiệt độ khí quyển <atmospheric temperature> trong 25 năm qua: Trung bình, trong 4 trên 5 năm, dự đoán này sẽ đúng. —KP


Văn hóa

  • Bộ phim “Belfast” của đạo diễn Kenneth Branagh sẽ thắng giải Oscar cho Phim xuất sắc nhất (55%)

bet365, BetMGM và Betfair đều cho rằng Belfast, bộ phim tự truyện về thời thơ ấu của Kenneth Branagh ở Bắc Ireland trong thời kỳ Xung đột vũ trang, có nhiều khả năng giành giải Phim hay nhất. Tất cả các trang web cá cược đó đều đưa ra tỷ lệ cược <odds> khoảng 25%, vì vậy tôi sẽ hơi liều <go on a limb> khi đưa ra tỷ lệ cược cao hơn mặt bằng chung, nhưng tôi nghĩ điều đó là hợp lý.

Lễ trao giải Oscar muốn trao những giải thưởng cuối sự nghiệp cho những đạo diễn mà họ đã quên vinh danh <honor> trước đó, ngay cả khi những bộ phim được trao giải có chất lượng kém hơn <inferior> những bộ phim xuất sắc nhất của họ. (Ví dụ như Martin Scorsese đoạt giải với phim The Departed chứ không phải Taxi Driver hay Goodfellas, hoặc Guillermo del Toro với The Shape of Water chứ không phải Pan’s Labyrinth). Branagh, người xây dựng danh tiếng nhờ các bộ phim chuyển thể <adaptation> Shakespeare của mình trong thập niên 80 và 90, phù hợp với tiêu chí đó <fit the bill>. Rất hiếm khi các đạo diễn giành được chiến thắng liên tiếp, đó là tin buồn cho phim Nightmare Alley của del Toro và West Side Story của Steven Spielberg. Tôi thấy đối thủ cạnh tranh lớn nhất là The Power of the Dog của Jane Campion và Licorice Pizza của Paul Thomas Anderson, nhưng thành thật mà nói thì cả hai đạo diễn đó đều quá xuất sắc để giành giải Oscar. Phim của Branagh là vừa đủ. — Dylan Matthews

  • Na Uy sẽ giành được nhiều huy chương <medal> nhất trong kì Thế vận hội mùa đông 2022 (60%)

Tương tự như dự đoán Oscar của tôi, ở đây tôi dựa vào tỷ lệ cược của các chuyên gia. Gracenote, một bộ phận của Nielsen, dự đoán Thế vận hội bằng cách xem xét kết quả gần đây của các cuộc thi không phải Thế vận hội trong các sự kiện khác nhau. Nó cho thấy Na Uy có một lợi thế lớn tại Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, với 45 huy chương so với 33 huy chương của Ủy ban <Committee> Olympic Nga. Na Uy cũng đã đứng đầu <come in first> ở Pyeongchang vào năm 2018, và mặc dù các vận động viên người Nga là đối thủ đáng gờm <formidable opposition> (họ về nhất trên sân nhà <home turf> ở Sochi ở 2014), nhưng việc họ vẫn không được phép thi đấu dưới danh nghĩa là vận động viên của nước Nga, do bê bối doping, đã giữ chân họ. Ủy ban Olympic Nga đã thi đấu kém hiệu quả trong năm 2018, và tôi nghĩ lần này cũng như vậy. —DM

Nguồn: Unsplash

10 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

תגובות


bottom of page